An toàn và sức khỏe nghề nghiệp luôn là yếu tố sống còn đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, không chỉ vì trách nhiệm bảo vệ người lao động mà còn vì sự phát triển bền vững của tổ chức. Tiêu chuẩn ISO 45001 ra đời như một “chìa khóa vàng” giúp doanh nghiệp xây dựng môi trường làm việc an toàn và giảm thiểu rủi ro. Nhưng liệu chứng nhận hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp ISO 45001 có thực sự hiệu quả như mong đợi, hay đó chỉ là một thủ tục hình thức của nhiều doanh nghiệp?
Theo ước tính mới nhất của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), mỗi năm có gần 3 triệu người tử vong vì tai nạn và bệnh tật liên quan đến công việc – con số này đã tăng hơn 5% so với năm 2015, cho thấy những khó khăn kéo dài trong việc bảo vệ sức khỏe và an toàn cho người lao động. Đặc biệt, trong số này có 2,6 triệu người tử vong vì các bệnh nghề nghiệp, còn tai nạn lao động chiếm thêm 330.000 ca tử vong mỗi năm. Ngoài ra, có khoảng 395 triệu người lao động trên toàn cầu chịu thương tật nghiêm trọng nhưng không gây tử vong.
Các ngành công nghiệp như nông nghiệp, xây dựng, lâm nghiệp và đánh bắt cá có tỷ lệ tai nạn tử vong cao nhất, chiếm tới 63% tổng số tai nạn lao động gây tử vong toàn cầu. Những con số này nhấn mạnh tính cấp thiết của việc áp dụng các tiêu chuẩn như ISO 45001 trong việc xây dựng và duy trì môi trường làm việc an toàn.
Một vụ tai nạn tại mỏ than ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc (Ảnh: Tân Hoa Xã)
Một nghiên cứu gần đây của Đại học Sơn Đông, Trung Quốc đã thực hiện khảo sát chi tiết với các nhóm đối tượng gồm lãnh đạo, quản lý, chuyên gia tư vấn và chuyên gia đánh giá về việc áp dụng ISO 45001 tại các doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những rào cản sâu xa trong quá trình triển khai tiêu chuẩn này, đồng thời cung cấp cái nhìn toàn diện về thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo ISO 45001.
ISO 45001: Liệu pháp "thần kỳ" hay chỉ là "tấm vé thông hành"?
ISO 45001 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (Occupational Health and Safety Management Systems - OH&S) được thiết kế để giúp các doanh nghiệp xây dựng môi trường làm việc an toàn, lành mạnh, ngăn ngừa tai nạn lao động và các vấn đề về sức khỏe liên quan đến công việc.
Kết quả nghiên cứu của nhóm chuyên gia tại Đại học Sơn Đông, Trung Quốc cho thấy không phải doanh nghiệp nào cũng đạt được hiệu quả như mong đợi sau khi áp dụng ISO 45001. Bằng cách sử dụng các phương pháp DEMATEL và ISM, nghiên cứu đã phân tích dữ liệu và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của áp dụng ISO 45001 bao gồm:
Để vượt qua các rào cản trên, doanh nghiệp cần chú trọng vào:
ILO họp tại Geneva để đưa ra “Chiến lược toàn cầu về An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp giai đoạn 2024-2030” (ILO photo)
Năm 2023, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cũng đã công bố Chiến lược toàn cầu về An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp giai đoạn 2024-2030, kêu gọi các quốc gia và doanh nghiệp chung tay hành động để kiến tạo môi trường làm việc an toàn và lành mạnh. Chiến lược đặc biệt nhấn mạnh vai trò của doanh nghiệp trong việc xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp phù hợp với từng ngành và quy mô, đặc biệt là với các DNNVV. ILO khuyến khích đối thoại tại nơi làm việc để tăng cường các biện pháp phòng ngừa, cải thiện năng suất lao động và giảm thiểu tai nạn. Đồng thời, Chiến lược cũng kêu gọi đẩy mạnh các chiến dịch nâng cao nhận thức và chương trình đào tạo OSH cho người lao động, nhà quản lý và thanh tra lao động, hướng tới mục tiêu thúc đẩy văn hóa an toàn thông qua giáo dục và nâng cao kỹ năng.
Việc hiểu rõ các yêu cầu và triển khai đúng ISO 45001 không chỉ là cơ hội để các doanh nghiệp xây dựng môi trường làm việc an toàn mà còn giúp bảo vệ sức khỏe người lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh và hướng đến phát triển bền vững. ISO 45001 không phải chỉ là một "tấm vé thông hành" mà là một cam kết lâu dài, đòi hỏi sự nỗ lực và hợp tác từ mọi cấp trong doanh nghiệp. Đây chính là nền tảng vững chắc để mỗi doanh nghiệp không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế mà còn tạo dựng một văn hóa an toàn và sức khỏe nghề nghiệp bền vững, vì một tương lai làm việc an toàn và hiệu quả cho tất cả mọi người.
Theo ước tính mới nhất của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), mỗi năm có gần 3 triệu người tử vong vì tai nạn và bệnh tật liên quan đến công việc – con số này đã tăng hơn 5% so với năm 2015, cho thấy những khó khăn kéo dài trong việc bảo vệ sức khỏe và an toàn cho người lao động. Đặc biệt, trong số này có 2,6 triệu người tử vong vì các bệnh nghề nghiệp, còn tai nạn lao động chiếm thêm 330.000 ca tử vong mỗi năm. Ngoài ra, có khoảng 395 triệu người lao động trên toàn cầu chịu thương tật nghiêm trọng nhưng không gây tử vong.
Các ngành công nghiệp như nông nghiệp, xây dựng, lâm nghiệp và đánh bắt cá có tỷ lệ tai nạn tử vong cao nhất, chiếm tới 63% tổng số tai nạn lao động gây tử vong toàn cầu. Những con số này nhấn mạnh tính cấp thiết của việc áp dụng các tiêu chuẩn như ISO 45001 trong việc xây dựng và duy trì môi trường làm việc an toàn.
Một vụ tai nạn tại mỏ than ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc (Ảnh: Tân Hoa Xã)
Một nghiên cứu gần đây của Đại học Sơn Đông, Trung Quốc đã thực hiện khảo sát chi tiết với các nhóm đối tượng gồm lãnh đạo, quản lý, chuyên gia tư vấn và chuyên gia đánh giá về việc áp dụng ISO 45001 tại các doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những rào cản sâu xa trong quá trình triển khai tiêu chuẩn này, đồng thời cung cấp cái nhìn toàn diện về thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo ISO 45001.
ISO 45001: Liệu pháp "thần kỳ" hay chỉ là "tấm vé thông hành"?
ISO 45001 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (Occupational Health and Safety Management Systems - OH&S) được thiết kế để giúp các doanh nghiệp xây dựng môi trường làm việc an toàn, lành mạnh, ngăn ngừa tai nạn lao động và các vấn đề về sức khỏe liên quan đến công việc.
Kết quả nghiên cứu của nhóm chuyên gia tại Đại học Sơn Đông, Trung Quốc cho thấy không phải doanh nghiệp nào cũng đạt được hiệu quả như mong đợi sau khi áp dụng ISO 45001. Bằng cách sử dụng các phương pháp DEMATEL và ISM, nghiên cứu đã phân tích dữ liệu và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của áp dụng ISO 45001 bao gồm:
- Thiếu cam kết từ ban lãnh đạo: Khi ban lãnh đạo không thực sự coi trọng ISO 45001, các chính sách an toàn và sức khỏe không được thực hiện nghiêm túc, tạo ra những khoảng trống trong thực thi hệ thống quản lý.
- Văn hóa an toàn kém: Văn hóa an toàn đóng vai trò rất lớn trong việc định hình thái độ của người lao động đối với các vấn đề an toàn. Thiếu văn hóa an toàn đồng nghĩa với việc người lao động không tham gia tích cực vào các hoạt động bảo đảm an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, gây khó khăn cho việc thực hiện hiệu quả các yêu cầu của tiêu chuẩn.
- Hạn chế về nguồn lực: Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính và thiếu hụt nhân sự chuyên môn, làm ảnh hưởng lớn đến khả năng thực hiện ISO 45001 một cách hiệu quả.
- Yếu tố con người: Thái độ tiêu cực và thiếu nhận thức của CBNV về tầm quan trọng của an toàn và sức khỏe nghề nghiệp là những "rào cản vô hình" nhưng có tác động rất lớn đến hiệu quả của áp dụng tiêu chuẩn.
Để vượt qua các rào cản trên, doanh nghiệp cần chú trọng vào:
- Nâng cao cam kết từ lãnh đạo: Ban lãnh đạo cần thể hiện sự ủng hộ rõ ràng và đầu tư nguồn lực cần thiết cho hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Điều này không chỉ giúp tạo niềm tin cho người lao động mà còn đảm bảo nguồn lực cho các hoạt động an toàn.
- Xây dựng văn hóa an toàn: Văn hóa an toàn không chỉ là trách nhiệm của lãnh đạo mà còn cần sự chung tay của toàn bộ người lao động. Doanh nghiệp nên khuyến khích báo cáo sự cố, khen thưởng hành vi an toàn và tổ chức các hoạt động đào tạo, truyền thông để nâng cao nhận thức cho toàn bộ nhân viên.
- Thúc đẩy sự tham gia của nhân viên: Tạo môi trường cởi mở, khuyến khích nhân viên đóng góp ý kiến và tích cực tham gia vào các chương trình an toàn. Điều này giúp người lao động thấy rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong việc xây dựng môi trường làm việc an toàn.
ILO họp tại Geneva để đưa ra “Chiến lược toàn cầu về An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp giai đoạn 2024-2030” (ILO photo)
Năm 2023, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cũng đã công bố Chiến lược toàn cầu về An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp giai đoạn 2024-2030, kêu gọi các quốc gia và doanh nghiệp chung tay hành động để kiến tạo môi trường làm việc an toàn và lành mạnh. Chiến lược đặc biệt nhấn mạnh vai trò của doanh nghiệp trong việc xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp phù hợp với từng ngành và quy mô, đặc biệt là với các DNNVV. ILO khuyến khích đối thoại tại nơi làm việc để tăng cường các biện pháp phòng ngừa, cải thiện năng suất lao động và giảm thiểu tai nạn. Đồng thời, Chiến lược cũng kêu gọi đẩy mạnh các chiến dịch nâng cao nhận thức và chương trình đào tạo OSH cho người lao động, nhà quản lý và thanh tra lao động, hướng tới mục tiêu thúc đẩy văn hóa an toàn thông qua giáo dục và nâng cao kỹ năng.
Việc hiểu rõ các yêu cầu và triển khai đúng ISO 45001 không chỉ là cơ hội để các doanh nghiệp xây dựng môi trường làm việc an toàn mà còn giúp bảo vệ sức khỏe người lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh và hướng đến phát triển bền vững. ISO 45001 không phải chỉ là một "tấm vé thông hành" mà là một cam kết lâu dài, đòi hỏi sự nỗ lực và hợp tác từ mọi cấp trong doanh nghiệp. Đây chính là nền tảng vững chắc để mỗi doanh nghiệp không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế mà còn tạo dựng một văn hóa an toàn và sức khỏe nghề nghiệp bền vững, vì một tương lai làm việc an toàn và hiệu quả cho tất cả mọi người.
GIC Việt Nam