Dịch vụ

Hệ thống quản lý

Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng chuyên ngành ô tô IATF 16949:2016

GIỚI THIỆU VỀ IATF 16949:2016

IATF 16949 là tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng chuyên ngành ô tô, do International Automotive Task Force (IATF) ban hành và kiểm soát hoạt động chứng nhận. Tiêu chuẩn này được phát triển từ nhu cầu tiêu chuẩn hóa các yêu cầu về chất lượng trong ngành ô tô quốc tế, giúp các nhà sản xuất và nhà cung cấp linh kiện không còn phải tuân theo nhiều tiêu chuẩn quốc gia khác nhau. Nhờ đó, IATF 16949 tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà cung cấp hợp tác với các nhà sản xuất ô tô trên toàn thế giới.

Tiêu chuẩn IATF 16949 phát triển từ QS 9000 và ISO/TS 16949, trong đó ISO/TS 16949 do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) ban hành lần đầu tiên vào năm 1999 với sự hợp tác của IATF, kết hợp các yêu cầu từ các tiêu chuẩn như VDA 6.1 (Đức), EAQF (Pháp) và AVSQ (Ý). Còn QS 9000 là tiêu chuẩn quản lý chất lượng của ba nhà sản xuất ô tô lớn ở Mỹ (General Motors, Ford, và Chrysler), là nền tảng cho ISO/TS 16949 và sau đó là IATF 16949.

Phiên bản IATF 16949:2016 thay thế ISO/TS 16949:2009 và là tiêu chuẩn độc lập do IATF quản lý. Phiên bản này không chỉ cấu trúc lại ISO/TS 16949 mà còn được cải tiến qua những phản hồi từ OEMs, các tổ chức chứng nhận, các nhà cung cấp… Những cải tiến bao gồm yêu cầu về tư duy dựa trên rủi ro, quản lý tri thức và các yêu cầu cụ thể của khách hàng.
 
IATF 16949:2016 quy định các yêu cầu đặc thù cho ngành công nghiệp ô tô, đồng thời áp dụng bổ sung các công cụ hỗ trợ quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng và tính ổn định trong sản xuất. Các yêu cầu chính bao gồm:

- Quản lý chất lượng dựa trên rủi ro: Yêu cầu doanh nghiệp phân tích và kiểm soát rủi ro trong quá trình sản xuất và cung ứng. Công cụ Failure Mode and Effects Analysis (FMEA) hỗ trợ xác định và đánh giá các lỗi tiềm ẩn, giúp ngăn ngừa các sự cố có thể xảy ra và đảm bảo tính an toàn cho sản phẩm. Doanh nghiệp cần có quy trình phân tích rủi ro cụ thể cho các yếu tố như khả năng xảy ra hỏng hóc, hàng hóa bị trả lại, khiếu nại từ khách hàng và sản phẩm lỗi để giảm thiểu nguy cơ tái diễn những vấn đề này trong tương lai.

- Cải tiến liên tục: IATF 16949 khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng quy trình cải tiến liên tục, tập trung vào việc giảm thiểu biến động và lãng phí trong sản xuất. Các công cụ như Design for Six Sigma (DFSS) và Statistical Process Control (SPC) giúp doanh nghiệp duy trì và nâng cao hiệu suất sản xuất, từ đó đáp ứng nhu cầu thay đổi của thị trường và nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Phân tích và khắc phục sự cố: Doanh nghiệp cần có quy trình phân tích nguyên nhân gốc rễ của các sự cố và thực hiện các biện pháp khắc phục phù hợp. Công cụ FMEA cùng với Fault Tree Analysis (FTA) giúp doanh nghiệp phân tích nguyên nhân sâu xa của các lỗi và đảm bảo rằng các vấn đề tương tự không tái diễn, góp phần ổn định quy trình sản xuất và duy trì chất lượng sản phẩm.

- Quản lý chuỗi cung ứng: IATF 16949 yêu cầu thiết lập các tiêu chuẩn chặt chẽ cho các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng, từ việc đánh giá và lựa chọn đến giám sát và phát triển. Công cụ Advanced Product Quality Planning (APQP) giúp lập kế hoạch và quản lý chất lượng sản phẩm từ giai đoạn thiết kế đến sản xuất, tối ưu hóa hiệu quả toàn bộ chuỗi cung ứng.

- Phát triển sản phẩm và quá trình: Yêu cầu các doanh nghiệp áp dụng Design for Manufacturing (DFM) và Design for Assembly (DFA) để tối ưu hóa khả năng sản xuất và lắp ráp sản phẩm. Product Part Approval Process (PPAP) được sử dụng để kiểm tra và phê duyệt linh kiện trước khi đưa vào sản xuất, đảm bảo rằng các linh kiện này đáp ứng các yêu cầu về chất lượng.

- Phân tích Hệ thống Đo lường: Measurement Systems Analysis (MSA) là công cụ quan trọng để phân tích, đánh giá độ chính xác và độ tin cậy của các hệ thống đo lường, từ đó đảm bảo độ chính xác trong đánh giá chất lượng của sản phẩm.

- Kiểm soát quá trình bằng thống kê: Statistical Process Control (SPC) giúp giám sát và kiểm soát quá trình sản xuất, nhận diện và điều chỉnh kịp thời các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, từ đó đảm bảo sản phẩm luôn đạt chuẩn.

Để được chứng nhận IATF 16949, doanh nghiệp phải lựa chọn tổ chức chứng nhận được IATF công nhận. Quá trình chứng nhận bao gồm các bước chính như: đánh giá sơ bộ để xác định mức độ sẵn sàng, đánh giá chính thức nhằm kiểm tra việc tuân thủ chi tiết các yêu cầu, cấp chứng nhận khi doanh nghiệp đáp ứng đủ tiêu chuẩn, và giám sát định kỳ để duy trì hiệu lực chứng nhận.

Chứng nhận IATF 16949:2016 mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, bao gồm nâng cao uy tín, cải thiện hiệu quả và chất lượng sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Đạt chứng nhận IATF 16949:2016 là minh chứng cho cam kết của doanh nghiệp đối với chất lượng và độ tin cậy, giúp doanh nghiệp xây dựng niềm tin với khách hàng và nâng cao sức cạnh tranh trong chuỗi cung ứng ngành sản xuất ô tô.
 
Quý khách hàng có nhu cầu dịch vụ đào tạo, đánh giá IATF 16949:2016, vui lòng liên hệ:
 
GIC VIỆT NAM
12F, 14 Láng Hạ Building, Quận Ba Đình, Hà Nội
Tel: 024.6275 2268, Fax: 024.6275 2269, Email: tuandm@gicvn.vn
VP tại TP. Hồ Chí Minh: R502, 160 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Tel: 028.39307936

Chia sẻ:

Hệ thống quản lý

Chứng nhận sản phẩm

  • Chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn

    Đảm bảo sản phẩm, hàng hóa đáp ứng yêu cầu về tính năng, an toàn, khả năng vận hành, tính ổn định...
  • Chứng nhận hợp quy

    Xác nhận SPHH tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) do cơ quan chức năng quy định.
  • CE Marking

    Xác nhận sản phẩm bán tại thị trường Khu vực Kinh tế Châu Âu đáp ứng các yêu cầu cao về an toàn, sức khỏe và bảo vệ môi trường.

Phương pháp cải tiến

  • Chứng nhận 5S

    5S tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp và xây dựng môi trường làm việc năng động, sáng tạo, hiệu quả.
  • Lean Manufacturing

    Lean giúp tối ưu hóa quá trình sản xuất bằng cách loại bỏ lãng phí và nâng cao giá trị cho khách hàng.
  • KPIs

    KPI là thước đo định lượng để đánh giá mức độ đạt được mục tiêu của doanh nghiệp, nhóm hoặc cá nhân.

Phát triển bền vững

Huấn luyện, đào tạo