Dịch vụ

Hệ thống quản lý

Chứng nhận Hệ thống quản lý trí tuệ nhân tạo ISO/IEC 42001:2023

I. GIỚI THIỆU VỀ ISO/IEC 42001:2023
 
Trí tuệ nhân tạo (AI) được Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) định nghĩa là “Hệ thống được thiết kế để tạo ra các kết quả đầu ra như nội dung, dự báo, khuyến nghị hoặc quyết định cho một tập hợp các mục tiêu do con người xác định” (ISO/IEC 22989:2022). Theo IBM, “Trí tuệ nhân tạo (AI) là công nghệ cho phép máy tính và thiết bị mô phỏng khả năng học hỏi, hiểu biết, giải quyết vấn đề, ra quyết định, sáng tạo và tự chủ của con người.” Trong khi đó, Google định nghĩa AI là “Một tập hợp các công nghệ cho phép máy tính thực hiện nhiều chức năng tiên tiến, như nhận diện hình ảnh, hiểu và dịch ngôn ngữ, phân tích dữ liệu, đưa ra khuyến nghị và nhiều chức năng khác”.
 
AI hoạt động như thế nào?
- Học máy (Machine Learning): Quá trình tối ưu hóa các tham số của mô hình thông qua kỹ thuật điện toán, để mô hình phản ánh dữ liệu hoặc trải nghiệm. Đây là một nhánh của AI cho phép máy tính học hỏi từ dữ liệu mà không cần được lập trình cụ thể cho từng nhiệm vụ.
- Mạng nơ-ron (Neural Network): Là mạng của các lớp nơ-ron được kết nối bằng các liên kết có trọng số có thể điều chỉnh để xử lý dữ liệu đầu vào và tạo ra đầu ra. Mô hình này, lấy cảm hứng từ cấu trúc não người, đặc biệt hiệu quả trong nhận dạng hình ảnh và xử lý ngôn ngữ tự nhiên.
- Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Processing - NLP): Đây là hệ thống xử lý thông tin giúp máy tính hiểu và tạo ra ngôn ngữ tự nhiên. NLP được ứng dụng trong dịch máy, chatbot và trợ lý ảo.
- Học sâu (Deep Learning): Phương pháp tạo ra các biểu diễn phân cấp thông qua huấn luyện mạng nơ-ron nhiều lớp ẩn. Học sâu là công nghệ cốt lõi đứng sau nhiều tiến bộ trong AI hiện đại, từ xe tự lái đến phân tích và chẩn đoán y tế, cũng như tạo nội dung.
- Thị giác máy tính (Computer Vision): Khả năng giúp máy tính "nhìn thấy" và hiểu nội dung trong hình ảnh, video. Thị giác máy tính được ứng dụng trong nhận dạng khuôn mặt, giám sát an ninh và xe tự lái.
- Học tăng cường (Reinforcement Learning): Là quá trình học một chuỗi hành động tối ưu để tối đa hóa phần thưởng thông qua tương tác với môi trường. Kỹ thuật này rất quan trọng trong các ứng dụng AI cần tối ưu hóa chiến lược theo thời gian thực như trò chơi điện tử, xe tự lái và robot tự động.
 
Về bản chất, AI chỉ là một công cụ hữu ích chứ không phải là “thuốc chữa bách bệnh.” Công cụ này chỉ đạt hiệu quả khi được hướng dẫn bởi các thuật toán và kỹ thuật học máy tốt. AI có thể làm tốt một nhiệm vụ cụ thể, nhưng đòi hỏi khối lượng dữ liệu lớn và sự lặp lại nhiều lần. AI hoạt động dựa trên việc học cách phân tích dữ liệu lớn, nhận diện mẫu và đưa ra dự đoán hoặc quyết định dựa trên dữ liệu đó, đồng thời liên tục cải thiện hiệu suất theo thời gian.
 
Hiện nay, AI đã vượt ra khỏi công việc xử lý dữ liệu thuần túy để phát triển thành các máy móc có khả năng học hỏi, suy luận và giải quyết vấn đề. Học máy đã trở nên "thông thạo" đến mức có thể tạo ra mã phần mềm, hình ảnh, bài viết, video và âm nhạc. Đây là cấp độ tiếp theo của AI, gọi là AI sáng tạo (generative AI), khác biệt với AI truyền thống ở khả năng và phạm vi ứng dụng. Trong khi AI truyền thống chủ yếu dùng để phân tích dữ liệu và dự đoán, AI sáng tạo có thể tạo ra dữ liệu mới tương tự như dữ liệu mà nó đã được huấn luyện. Các ứng dụng AI hiện nay ngày càng đa dạng và liên tục mở rộng, mang lại những thay đổi mạnh mẽ cho nhiều ngành công nghiệp và đời sống hàng ngày.
 
AI đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc định hình lại các ngành công nghiệp và xã hội. Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, AI đã trở thành công cụ không thể thiếu để nâng cao hiệu quả sản xuất và tạo ra giá trị mới.
- Nâng cao năng suất: AI giúp tự động hóa nhiều công đoạn sản xuất, từ lập kế hoạch đến kiểm soát chất lượng, giảm thiểu sự can thiệp của con người và tăng tốc độ sản xuất. AI có thể phân tích dữ liệu lớn để tối ưu hóa sử dụng năng lượng, nguyên vật liệu và nhân lực, giảm thiểu lãng phí, dự đoán nhu cầu thị trường và lên kế hoạch sản xuất linh hoạt hơn.
- Cải tiến chất lượng sản phẩm: AI phát hiện lỗi sản xuất nhanh và chính xác, giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng đều. AI còn giúp doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm cá nhân hóa cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng và hỗ trợ nghiên cứu phát triển sản phẩm mới bằng cách phân tích dữ liệu thị trường, tìm kiếm ý tưởng sáng tạo và mô phỏng các sản phẩm mới.
- Giảm chi phí: AI tối ưu hóa quy trình sản xuất, giúp giảm chi phí nhân công và nguyên vật liệu. AI còn có thể dự đoán và phòng ngừa sự cố máy móc, giảm thời gian ngừng máy và chi phí bảo trì, đồng thời tối ưu hóa chuỗi cung ứng, giảm thiểu chi phí vận chuyển và lưu kho.
- Tạo ra các sản phẩm mới: AI giúp tạo ra các sản phẩm thông minh, có khả năng tự học và thích ứng với môi trường, mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới như dịch vụ chăm sóc khách hàng tự động và y tế từ xa.
 
Một số ví dụ ứng dụng AI cụ thể:
- Ngành ô tô: Sử dụng robot lắp ráp tự động, hệ thống kiểm soát chất lượng bằng thị giác máy tính và xe tự lái.
- Ngành y tế: Chẩn đoán bệnh dựa trên hình ảnh y tế, phát triển thuốc mới và robot hỗ trợ phẫu thuật.
- Ngành bán lẻ: Đưa ra khuyến nghị sản phẩm cá nhân hóa, chatbot hỗ trợ khách hàng và thanh toán không dùng tiền mặt.

Khi AI ngày càng quan trọng trong công nghệ và đời sống, các tổ chức và chính phủ nhận thấy cần thiết phải có một khuôn khổ chuẩn hóa để đảm bảo AI phát triển và triển khai một cách an toàn, minh bạch và phù hợp với giá trị đạo đức. ISO/IEC 42001 là kết quả của sự hợp tác toàn cầu nhằm xây dựng nền tảng quản lý AI bền vững, giúp các tổ chức và doanh nghiệp trên toàn thế giới triển khai AI một cách đáng tin cậy và có trách nhiệm xã hội.
 
Được phát triển bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) và Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC), tiêu chuẩn hệ thống quản lý trí tuệ nhân tạo ISO/IEC 42001:2023 cung cấp một khung quản lý toàn diện cho các hệ thống và quá trình liên quan đến AI, đảm bảo các tiêu chí về an toàn, minh bạch và trách nhiệm. Tiêu chuẩn này hỗ trợ các tổ chức và doanh nghiệp xây dựng, triển khai và duy trì hiệu quả quá trình quản lý AI, từ thiết kế ban đầu đến triển khai và vận hành thực tế.
 
ISO/IEC 42001 đặc biệt nhấn mạnh các nguyên tắc quan trọng như đảm bảo tính công bằng, an toàn, bảo mật dữ liệu và tính minh bạch trong ứng dụng AI. Đồng thời, tiêu chuẩn khuyến khích các tổ chức thiết lập các tiêu chí đạo đức và trách nhiệm khi phát triển và ứng dụng AI, giúp giảm thiểu rủi ro và xây dựng lòng tin từ phía người dùng cũng như cộng đồng.
 
Việc áp dụng ISO/IEC 42001 không chỉ giúp các tổ chức, doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh mà còn là một bước đi chiến lược để đáp ứng các yêu cầu pháp lý và quy định ngày càng khắt khe về trách nhiệm và an toàn AI, đặc biệt tại các khu vực có quy định mạnh mẽ như châu Âu và Hoa Kỳ.
 
II. QUÁ TRÌNH CHỨNG NHẬN
 
1. Đăng ký chứng nhận: Khi có nhu cầu chứng nhận ISO/IEC 42001:2023, doanh nghiệp cần liên hệ với GIC Việt Nam để được hướng dẫn quy trình đăng ký. Sau đó, doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ và gửi đến GIC Việt Nam, kèm theo các tài liệu theo yêu cầu chứng nhận.
 
2. Lập chương trình đánh giá và phân công chuyên gia: GIC Việt Nam lập chương trình đánh giá, xác định rõ các hoạt động cần thiết để xác nhận rằng hệ thống quản lý trí tuệ nhân tạo (IAMS) của doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu chứng nhận. Chuyên gia đánh giá được lựa chọn dựa trên chuyên môn và năng lực phù hợp với lĩnh vực cần đánh giá và có thể bổ sung thêm chuyên gia kỹ thuật khi cần thiết.
 
3. Quá trình đánh giá: Diễn ra qua hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Xem xét hệ thống văn bản, điều kiện, phạm vi và mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp cho cuộc đánh giá giai đoạn 2.
- Giai đoạn 2: Đánh giá việc triển khai và tính hiệu lực của hệ thống quản lý, bao gồm các bước sau: Họp khai mạc -> Đánh giá tại các phòng ban/đơn vị -> Lập báo cáo đánh giá -> Họp kết thúc.
 
4. Báo cáo kết quả đánh giá và thực hiện hành động khắc phục: Doanh nghiệp phải thực hiện các hành động khắc phục đối với các lỗi và sai sót được phát hiện trong quá trình đánh giá, đảm bảo các yêu cầu được đáp ứng đầy đủ.
 
5. Thẩm xét và cấp chứng nhận: Hội đồng Chứng nhận sẽ thẩm xét hồ sơ đánh giá để đưa ra quyết định cấp hoặc từ chối cấp chứng nhận. Chứng nhận ISO/IEC 42001:2023 sẽ được cấp khi doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các yêu cầu và có hiệu lực trong 3 năm, kèm theo yêu cầu giám sát định kỳ để duy trì hiệu lực.
 
III. LỢI ÍCH CỦA CHỨNG NHẬN GIC
 
+) Được công nhận quốc tế: GIC là tổ chức chứng nhận được thừa nhận toàn cầu, với các dấu công nhận uy tín từ những tổ chức hàng đầu như CPSC (Mỹ), UKAS (Anh), JAS-ANZ (Úc - New Zealand), SAAS (SAI), VICAS (Việt Nam), SAC (Singapore), CNAS (Trung Quốc) và nhiều tổ chức khác. Chứng nhận của GIC không chỉ mang lại sự tin cậy trên phạm vi quốc gia mà còn có giá trị quốc tế, được Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF) và Hiệp hội Công nhận Châu Á - Thái Bình Dương (APAC) thừa nhận, giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường và tăng cường uy tín toàn cầu.
 
+) Dịch vụ chứng nhận chất lượng cao, chi phí cạnh tranh: GIC Việt Nam cung cấp các dịch vụ chứng nhận theo tiêu chuẩn khắt khe của Châu Âu và Bắc Mỹ, đảm bảo rằng các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu quốc tế. Bên cạnh chất lượng dịch vụ vượt trội, GIC còn đưa ra mức chi phí hợp lý và cạnh tranh, giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí mà vẫn đạt được sự công nhận quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi để tham gia vào các thị trường lớn và phát triển bền vững.
 
Quý khách hàng có nhu cầu chứng nhận ISO/IEC 42001:2023, vui lòng liên hệ:
 
GIC VIỆT NAM
12F, 14 Láng Hạ Building, Quận Ba Đình, Hà Nội
Tel: 024.6275 2268, Fax: 024.6275 2269, Email: tuandm@gicvn.vn
VP tại TP. Hồ Chí Minh: R502, 160 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Tel: 028.39307936
Chia sẻ:
Vui lòng liên hệ qua các địa chỉ bên cạnh hoặc gửi thông tin theo mẫu dưới đây. Trân trọng!
Chú ý: Dấu (*) các trường bắt buộc phải nhập vào. Quý vị có thể gõ chữ tiếng Việt không dấu hoặc chữ tiếng Việt có dấu theo chuẩn UNICODE (UTF-8). 

Hệ thống quản lý

Chứng nhận sản phẩm

  • Chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn

    Đảm bảo sản phẩm, hàng hóa đáp ứng yêu cầu về tính năng, an toàn, khả năng vận hành, tính ổn định...
  • Chứng nhận hợp quy

    Xác nhận SPHH tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) do cơ quan chức năng quy định.
  • CE Marking

    Xác nhận sản phẩm bán tại thị trường Khu vực Kinh tế Châu Âu đáp ứng các yêu cầu cao về an toàn, sức khỏe và bảo vệ môi trường.

Phương pháp cải tiến

  • Chứng nhận 5S

    5S tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp và xây dựng môi trường làm việc năng động, sáng tạo, hiệu quả.
  • Lean Manufacturing

    Lean giúp tối ưu hóa quá trình sản xuất bằng cách loại bỏ lãng phí và nâng cao giá trị cho khách hàng.
  • KPIs

    KPI là thước đo định lượng để đánh giá mức độ đạt được mục tiêu của doanh nghiệp, nhóm hoặc cá nhân.

Phát triển bền vững

Huấn luyện, đào tạo