Trong lĩnh vực đánh giá sự phù hợp, tính khách quan và minh bạch là những yếu tố cốt lõi nhằm đảm bảo uy tín và giá trị của các chứng chỉ cấp cho khách hàng. GIC Việt Nam cam kết thực hiện đầy đủ các yêu cầu đảm bảo tính khách quan trong tất cả các cấp độ và chức năng hoạt động nhằm duy trì và phát huy tính khách quan trong chiến lược, chính sách, quá trình đánh giá và quyết định chứng nhận.
1- GIC Việt Nam đảm bảo tính khách quan trong hoạt động chứng nhận ở tất cả các cấp độ và chức năng như: Hoạch định chiến lược và đề ra các chính sách về chứng nhận; quá trình đánh giá; quyết định về chứng nhận.
2- Đảm bảo tính khách quan ở cấp chiến lược và chính sách
a) GIC Việt Nam thiết lập và duy trì Hội đồng Chứng nhận GIC Việt Nam, bao gồm đại diện của các bên có lợi ích liên quan để định hướng và giám sát các hoạt động chứng nhận, đảm bảo các quyết định được đưa ra trên cơ sở công bằng và khách quan.
b) Thành phần Hội đồng Chứng nhận thường bao gồm các đại diện sau: Đại diện từ cơ quan quản lý nhà nước liên quan; đại diện từ tổ chức tư vấn hoặc chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn, đánh giá sự phù hợp; đại diện khách hàng được chứng nhận; đại diện của những người được hưởng lợi từ việc chứng nhận; đại diện GIC Việt Nam.
c) Hội đồng Chứng nhận GIC Việt Nam tham gia xây dựng các tài liệu và quy trình liên quan đến hoạt động chứng nhận như: quy định chung về chứng nhận, thủ tục đánh giá, quá trình quyết định cấp chứng chỉ, thủ tục khiếu nại và quy định về chuẩn mực đối với chuyên gia đánh giá.
3- Đảm bảo tính khách quan trong quá trình đánh giá:
a) Tất cả chuyên gia tham gia đánh giá, bao gồm cả chuyên gia kỹ thuật đều phải thông báo về bất kỳ mối quan hệ nào với bên được đánh giá nhằm nhận biết và loại trừ không độc lập và thiên vị trong quá trình chứng nhận.
b) GIC Việt Nam không sử dụng các chuyên gia đã tham gia tư vấn cho khách hàng được đánh giá nhằm đảm bảo sự minh bạch và khách quan.
4- Đảm bảo tính khách quan ở cấp quyết định về chứng nhận:
a) Phụ trách chứng nhận GIC Việt Nam là người có thẩm quyền thẩm xét và quyết định cấp chứng nhận cho khách hàng đáp ứng đầy đủ yêu cầu về chứng nhận. Phụ trách chứng nhận không tham gia vào quá trình đánh giá.
b) Nếu Phụ trách chứng nhận đã tham gia vào cuộc đánh giá, Giám đốc GIC Việt Nam sẽ thay thế để thẩm xét và đưa ra quyết định cấp chứng nhận.
GIC Việt Nam cam kết tiếp tục cải thiện và duy trì các cơ chế khách quan để nâng cao chất lượng và giá trị của dịch vụ chứng nhận, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và xã hội.
1- GIC Việt Nam đảm bảo tính khách quan trong hoạt động chứng nhận ở tất cả các cấp độ và chức năng như: Hoạch định chiến lược và đề ra các chính sách về chứng nhận; quá trình đánh giá; quyết định về chứng nhận.
2- Đảm bảo tính khách quan ở cấp chiến lược và chính sách
a) GIC Việt Nam thiết lập và duy trì Hội đồng Chứng nhận GIC Việt Nam, bao gồm đại diện của các bên có lợi ích liên quan để định hướng và giám sát các hoạt động chứng nhận, đảm bảo các quyết định được đưa ra trên cơ sở công bằng và khách quan.
b) Thành phần Hội đồng Chứng nhận thường bao gồm các đại diện sau: Đại diện từ cơ quan quản lý nhà nước liên quan; đại diện từ tổ chức tư vấn hoặc chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn, đánh giá sự phù hợp; đại diện khách hàng được chứng nhận; đại diện của những người được hưởng lợi từ việc chứng nhận; đại diện GIC Việt Nam.
c) Hội đồng Chứng nhận GIC Việt Nam tham gia xây dựng các tài liệu và quy trình liên quan đến hoạt động chứng nhận như: quy định chung về chứng nhận, thủ tục đánh giá, quá trình quyết định cấp chứng chỉ, thủ tục khiếu nại và quy định về chuẩn mực đối với chuyên gia đánh giá.
3- Đảm bảo tính khách quan trong quá trình đánh giá:
a) Tất cả chuyên gia tham gia đánh giá, bao gồm cả chuyên gia kỹ thuật đều phải thông báo về bất kỳ mối quan hệ nào với bên được đánh giá nhằm nhận biết và loại trừ không độc lập và thiên vị trong quá trình chứng nhận.
b) GIC Việt Nam không sử dụng các chuyên gia đã tham gia tư vấn cho khách hàng được đánh giá nhằm đảm bảo sự minh bạch và khách quan.
4- Đảm bảo tính khách quan ở cấp quyết định về chứng nhận:
a) Phụ trách chứng nhận GIC Việt Nam là người có thẩm quyền thẩm xét và quyết định cấp chứng nhận cho khách hàng đáp ứng đầy đủ yêu cầu về chứng nhận. Phụ trách chứng nhận không tham gia vào quá trình đánh giá.
b) Nếu Phụ trách chứng nhận đã tham gia vào cuộc đánh giá, Giám đốc GIC Việt Nam sẽ thay thế để thẩm xét và đưa ra quyết định cấp chứng nhận.
GIC Việt Nam cam kết tiếp tục cải thiện và duy trì các cơ chế khách quan để nâng cao chất lượng và giá trị của dịch vụ chứng nhận, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và xã hội.
GIC Việt Nam