1- Hội đồng Chứng nhận GIC Việt Nam được thành lập gồm các thành viên từ các cơ quan quản lý nhà nước, chuyên gia trong lĩnh vực hệ thống quản lý và chất lượng sản phẩm, đại diện tổ chức/doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý, chứng nhận sản phẩm và các thành phần có liên quan khác.
2- Hội đồng Chứng nhận có chức năng định hướng và giám sát nhằm đảm bảo tính khách quan trong hoạt động đánh giá, chứng nhận sản phẩm và chứng nhận các hệ thống quản lý của GIC Việt Nam.
3- Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng Chứng nhận: Góp ý và phê duyệt định hướng và các chính sách về triển khai hoạt động chứng nhận của GIC Việt Nam; phê duyệt Quy định chung về chứng nhận sản phẩm và hệ thống quản lý của GIC Việt Nam; thẩm xét hồ sơ đánh giá chứng nhận tại các tổ chức và doanh nghiệp; chỉ đạo giải quyết các khiếu nại liên quan tới quá trình đánh giá chứng nhận; theo dõi, giám sát và đưa ra các khuyến nghị để GIC Việt Nam cải tiến, nâng cao chất lượng các hoạt động đánh giá chứng nhận.
4- Cơ cấu tổ chức Hội đồng Chứng nhận: Hội đồng Chứng nhận GIC Việt Nam gồm có: Chủ tịch Hội đồng và 01 Phó Chủ tịch Hội đồng do các Thành viên Hội đồng bầu; Các thành viên và Thư ký Hội đồng.
5- Phương thức làm việc của Hội đồng: Hội đồng Chứng nhận GIC Việt Nam họp thường kỳ 1 năm một lần, khi cần thiết Chủ tịch triệu tập các kỳ họp bất thường. Kỳ họp của Hội đồng phải có ý nhất 2/3 tổng số thành viên tham dự. Hội đồng làm việc theo phương thức thảo luận, góp ý kiến và biểu quyết các quyết định của Hội đồng, cần ít nhất 2/3 Thành viên chấp thuận để thông qua các quyết định.
2- Hội đồng Chứng nhận có chức năng định hướng và giám sát nhằm đảm bảo tính khách quan trong hoạt động đánh giá, chứng nhận sản phẩm và chứng nhận các hệ thống quản lý của GIC Việt Nam.
3- Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng Chứng nhận: Góp ý và phê duyệt định hướng và các chính sách về triển khai hoạt động chứng nhận của GIC Việt Nam; phê duyệt Quy định chung về chứng nhận sản phẩm và hệ thống quản lý của GIC Việt Nam; thẩm xét hồ sơ đánh giá chứng nhận tại các tổ chức và doanh nghiệp; chỉ đạo giải quyết các khiếu nại liên quan tới quá trình đánh giá chứng nhận; theo dõi, giám sát và đưa ra các khuyến nghị để GIC Việt Nam cải tiến, nâng cao chất lượng các hoạt động đánh giá chứng nhận.
4- Cơ cấu tổ chức Hội đồng Chứng nhận: Hội đồng Chứng nhận GIC Việt Nam gồm có: Chủ tịch Hội đồng và 01 Phó Chủ tịch Hội đồng do các Thành viên Hội đồng bầu; Các thành viên và Thư ký Hội đồng.
5- Phương thức làm việc của Hội đồng: Hội đồng Chứng nhận GIC Việt Nam họp thường kỳ 1 năm một lần, khi cần thiết Chủ tịch triệu tập các kỳ họp bất thường. Kỳ họp của Hội đồng phải có ý nhất 2/3 tổng số thành viên tham dự. Hội đồng làm việc theo phương thức thảo luận, góp ý kiến và biểu quyết các quyết định của Hội đồng, cần ít nhất 2/3 Thành viên chấp thuận để thông qua các quyết định.
GIC Việt Nam