Chứng nhận hệ thống quản lý đổi mới sáng tạo ISO 56001:2024
I. GIỚI THIỆU VỀ ISO 56001
ISO 56001:2024 là tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý đổi mới sáng tạo (Innovation Management System) do được Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) ban hành vào tháng 9/2024. Tiêu chuẩn được thiết kế để quy định các yêu cầu và cung cấp hướng dẫn toàn diện để xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý đổi mới sáng tạo tại các tổ chức và doanh nghiệp. Việc áp dụng tiêu chuẩn được kỳ vọng sẽ thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo và quản lý các hoạt động này một cách hiệu quả cho mọi loại hình tổ chức, không phụ thuộc quy mô hay lĩnh vực hoạt động.
ISO 56001 là tiêu chuẩn chính trong bộ tiêu chuẩn ISO 56000 về Quản lý đổi mới sáng tạo do ISO ban hành. Bộ tiêu chuẩn này bao gồm các tiêu chuẩn sau:
- ISO 56000:2020 Quản lý đổi mới sáng tạo — Cơ sở và từ vựng
- ISO 56001:2024 Hệ thống quản lý đổi mới sáng tạo — Các yêu cầu
- ISO 56002:2019 Quản lý đổi mới sáng tạo — Hệ thống quản lý đổi mới sáng tạo — Hướng dẫn
- ISO 56003:2019 Quản lý đổi mới sáng tạo — Công cụ và phương pháp đối với quan hệ đối tác đổi mới sáng tạo — Hướng dẫn
- ISO/TR 56004:2019 Đánh giá quản lý đổi mới sáng tạo — Hướng dẫn
- ISO 56005:2020 Quản lý đổi mới sáng tạo — Công cụ và phương pháp quản lý tài sản trí tuệ — Hướng dẫn
- ISO 56006:2021 Quản lý đổi mới sáng tạo — Công cụ và phương pháp quản lý chiến lược trí tuệ — Hướng dẫn
- ISO 56007:2023 Quản lý đổi mới sáng tạo — Công cụ và phương pháp quản lý cơ hội và ý tưởng — Hướng dẫn
- ISO 56008:2024 Quản lý đổi mới sáng tạo — Công cụ và phương pháp đo lường hoạt động đổi mới sáng tạo — Hướng dẫn
- ISO/TS 56010:2023 Quản lý đổi mới sáng tạo — Ví dụ minh họa của ISO 56000
Để thuận tiện cho việc tích hợp với các hệ thống quản lý khác như ISO 9001, ISO 14001, nội dung tiêu chuẩn ISO 56001 được cấu trúc bao gồm các yêu cầu: 4- Bối cảnh của tổ chức, 5- Sự lãnh đạo, 6- Hoạch định, 7- Hỗ trợ, 8- Thực hiện, 9- Đánh giá kết quả thực hiện và 10- Cải tiến. Trên cơ sở cấu trúc này, các yêu cầu của tiêu chuẩn tập trung vào các khía cạnh quan trọng như: xác định chính sách và chiến lược đổi mới sáng tạo và tích hợp vào chiến lược phát triển tổng thể; tạo dựng môi trường khuyến khích sáng tạo, đảm bảo sự tham gia của toàn thể CBNV; quản lý tài sản tri thức và sáng kiến đổi mới một cách hệ thống; định kỳ đánh giá và thường xuyên cải tiến hệ thống quản lý đổi mới sáng tạo để đảm bảo hệ thống luôn phù hợp và hiệu quả; xác định, quản lý các rủi ro ảnh hưởng đến quá trình đổi mới sáng tạo, đảm bảo an toàn và hiệu quả cho các hoạt động đổi mới sáng tạo.
Triển khai xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý đổi mới sáng tạo theo ISO 56001:2024, doanh nghiệp cần phân tích hiện trạng để xác định nhu cầu và cơ hội đổi mới, đồng thời phát triển nguồn lực để thực hiện các hoạt động đổi mới sáng tạo. Trong đó, việc nắm bắt và sử dụng các công cụ sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được những cải tiến đột phá. Các công cụ này không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển ý tưởng sáng tạo mới mà còn giúp quản lý và triển khai các giải pháp đổi mới sáng tạo một cách hiệu quả. Tùy theo nhu cầu thực tế, doanh nghiệp có thể sử dụng một hoặc nhiều công cụ sau để phát triển các giải pháp sáng tạo:
- Phân tích SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats): Công cụ giúp doanh nghiệp đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, từ đó xác định các lĩnh vực cần đổi mới và xây dựng chiến lược sáng tạo.
- TRIZ (Theory of Inventive Problem Solving - Lý thuyết giải quyết vấn đề sáng tạo): TRIZ là một phương pháp luận, bao gồm các công cụ và nguyên tắc sáng tạo, giúp doanh nghiệp tìm ra những giải pháp đột phá trong cải tiến công nghệ, phát triển sản phẩm và giải quyết các vấn đề kỹ thuật. TRIZ có nhiều công cụ đặc biệt thích hợp khi cần tìm kiếm các giải pháp sáng tạo như: Ma trận mâu thuẫn (Contradiction Matrix), 40 nguyên tắc sáng tạo (40 Inventive Principles), Quy luật phát triển hệ thống (Laws of technical system evolution), Thủ thuật giải quyết vấn đề sáng tạo (ARIZ).
- Brainstorming (Tư duy tập thể): Khuyến khích sự tham gia và tư duy sáng tạo từ nhiều cá nhân trong doanh nghiệp để tìm kiếm ý tưởng mới và các giải pháp sáng tạo.
- Design Thinking (Tư duy thiết kế): Tập trung vào việc hiểu rõ nhu cầu của người dùng, xác định vấn đề cốt lõi và phát triển các giải pháp sáng tạo thông qua quá trình gồm 5 bước: Thấu hiểu (Empathize), Xác định vấn đề (Define), Tạo ý tưởng (Ideate), Tạo nguyên mẫu (Prototype) và Thử nghiệm (Test).
- Benchmarking (Đối sánh chuẩn): So sánh các quá trình và kết quả của doanh nghiệp với các đối thủ hoặc doanh nghiệp hàng đầu trong ngành để tìm ra cơ hội cải tiến và đổi mới.
- Mind Mapping (Sơ đồ tư duy): Công cụ trực quan hóa giúp tổ chức và phát triển các ý tưởng sáng tạo, tạo sự kết nối và cấu trúc trong các dự án đổi mới.
- Blue Ocean Strategy (Chiến lược đại dương xanh): Tập trung vào việc tìm kiếm và phát triển các thị trường mới chưa được khai thác, tránh cạnh tranh trực tiếp và tạo ra giá trị độc đáo cho khách hàng.
- Six Thinking Hats (Sáu chiếc mũ tư duy): Phương pháp tư duy nhóm giúp các thành viên đánh giá một vấn đề từ nhiều góc nhìn khác nhau, thúc đẩy sự sáng tạo và phân tích toàn diện.
- Scenario Planning (Lập kế hoạch kịch bản): Xây dựng các kịch bản tương lai khác nhau để doanh nghiệp dự đoán và chuẩn bị cho các tình huống biến động, từ đó phát triển các giải pháp sáng tạo.
- Open Innovation (Đổi mới sáng tạo mở): Khuyến khích sự hợp tác giữa các doanh nghiệp, viện nghiên cứu và các cá nhân bên ngoài để thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển các giải pháp mới thông qua việc chia sẻ ý tưởng và nguồn lực.
Lợi ích của việc áp dụng Hệ thống quản lý đổi mới sáng tạo ISO 56001:
- Tăng cường hiệu suất đổi mới sáng tạo: Giúp tổ chức, doanh nghiệp nâng cao năng lực sáng tạo và quản lý rủi ro trong quá trình đổi mới sáng tạo.
- Tối ưu hóa giá trị từ đổi mới sáng tạo: Nâng cao khả năng biến ý tưởng sáng tạo thành giá trị thực thông qua sản phẩm, dịch vụ và quá trình mới.
- Xây dựng văn hóa đổi mới liên tục: Khuyến khích các hoạt động cải tiến liên tục, phát triển khả năng đổi mới sáng tạo bền vững và củng cố tính linh hoạt, sáng tạo trong tổ chức, doanh nghiệp.
- Nâng cao uy tín và thương hiệu: Xây dựng danh tiếng doanh nghiệp mạnh mẽ hơn, thu hút thêm khách hàng, đối tác và nhà đầu tư tiềm năng.
- Tăng cường hợp tác và cơ hội đầu tư: Nâng cao khả năng hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước, mở rộng tiềm năng tìm kiếm tài trợ cho các dự án sáng tạo.
II. QUÁ TRÌNH CHỨNG NHẬN
1. Đăng ký chứng nhận: Khi có nhu cầu chứng nhận ISO 56001:2024, doanh nghiệp cần liên hệ với GIC Việt Nam để được hướng dẫn quy trình đăng ký. Sau đó, doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ và gửi đến GIC Việt Nam, kèm theo các tài liệu theo yêu cầu chứng nhận.
2. Lập chương trình đánh giá và phân công chuyên gia: GIC Việt Nam lập chương trình đánh giá, xác định rõ các hoạt động cần thiết để xác nhận rằng hệ thống quản lý đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu chứng nhận. Chuyên gia đánh giá được lựa chọn dựa trên chuyên môn và năng lực phù hợp với lĩnh vực cần đánh giá và có thể bổ sung thêm chuyên gia kỹ thuật khi cần thiết.
3. Quá trình đánh giá: Diễn ra qua hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Xem xét hệ thống văn bản, điều kiện, phạm vi và mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp cho cuộc đánh giá giai đoạn 2.
- Giai đoạn 2: Đánh giá việc triển khai và tính hiệu lực của hệ thống quản lý, bao gồm các bước sau: Họp khai mạc -> Đánh giá tại các phòng ban/đơn vị -> Lập báo cáo đánh giá -> Họp kết thúc.
4. Báo cáo kết quả đánh giá và thực hiện hành động khắc phục: Doanh nghiệp phải thực hiện các hành động khắc phục đối với các lỗi và sai sót được phát hiện trong quá trình đánh giá, đảm bảo các yêu cầu được đáp ứng đầy đủ.
5. Thẩm xét và cấp chứng nhận: Hội đồng Chứng nhận sẽ thẩm xét hồ sơ đánh giá để đưa ra quyết định cấp hoặc từ chối cấp chứng nhận. Chứng nhận ISO 56001:2024 sẽ được cấp khi doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các yêu cầu và có hiệu lực trong 3 năm, kèm theo yêu cầu giám sát định kỳ để duy trì hiệu lực.
III. LỢI ÍCH CỦA CHỨNG NHẬN GIC
+) Được công nhận quốc tế: GIC là tổ chức chứng nhận được thừa nhận toàn cầu, với các dấu công nhận uy tín từ những tổ chức hàng đầu như CPSC (Mỹ), UKAS (Anh), JAS-ANZ (Úc - New Zealand), SAAS (SAI), VICAS (Việt Nam), SAC (Singapore), CNAS (Trung Quốc) và nhiều tổ chức khác. Chứng nhận của GIC không chỉ mang lại sự tin cậy trên phạm vi quốc gia mà còn có giá trị quốc tế, được Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF) và Hiệp hội Công nhận Châu Á - Thái Bình Dương (APAC) thừa nhận, giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường và tăng cường uy tín toàn cầu.
+) Dịch vụ chứng nhận chất lượng cao, chi phí cạnh tranh: GIC Việt Nam cung cấp các dịch vụ chứng nhận theo tiêu chuẩn khắt khe của Châu Âu và Bắc Mỹ, đảm bảo rằng các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu quốc tế. Bên cạnh chất lượng dịch vụ vượt trội, GIC còn đưa ra mức chi phí hợp lý và cạnh tranh, giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí mà vẫn đạt được sự công nhận quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi để tham gia vào các thị trường lớn và phát triển bền vững.
Quý khách hàng có nhu cầu chứng nhận ISO 56001:2024, vui lòng liên hệ:
GIC VIỆT NAM
12F, 14 Láng Hạ Building, Quận Ba Đình, Hà Nội
Tel: 024.6275 2268, Fax: 024.6275 2269, Email: tuandm@gicvn.vn
VP tại TP. Hồ Chí Minh: R502, 160 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Tel: 028.39307936