Dịch vụ

Hệ thống quản lý

Chứng nhận hệ thống quản lý kinh doanh liên tục ISO 22301:2019

I. GIỚI THIỆU VỀ ISO ISO 22301:2019

Kinh doanh liên tục là “Khả năng của tổ chức trong việc duy trì cung cấp sản phẩm và dịch vụ trong khoảng thời gian có thể chấp nhận được, ở mức năng lực đã định trước, trong thời gian gián đoạn (3.3 - ISO 22300:2021). ISO 22301:2019 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý kinh doanh liên tục (Business Continuity Management System - BCMS), giúp các tổ chức, doanh nghiệp đảm bảo khả năng duy trì và phục hồi các hoạt động cốt lõi khi xảy ra gián đoạn, từ thảm họa tự nhiên đến khủng hoảng tài chính. Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển khả năng ứng phó, ISO 22301:2019 giúp xây dựng các quy trình và kế hoạch hành động bảo vệ tài sản quan trọng và duy trì sự tin tưởng từ khách hàng và các bên liên quan.

ISO 22301 ra đời từ nhu cầu về quản lý kinh doanh liên tục nhằm giúp các tổ chức, doanh nghiệp duy trì hoạt động trước các rủi ro ngày càng tăng như thiên tai, khủng hoảng tài chính và các mối đe dọa an ninh. Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) ban hành ISO 22301 lần đầu tiên vào năm 2012, phiên bản này tập trung vào việc xác định và giảm thiểu rủi ro, hỗ trợ lập kế hoạch duy trì hoạt động trong trường hợp khẩn cấp. Đến năm 2019, ISO ban hành ISO 22301:2019 để đáp ứng nhu cầu ngày càng phức tạp của tổ chức, doanh nghiệp trong bối cảnh kỹ nghệ và môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng. ISO 22301:2019 bổ sung và cải tiến một số yêu cầu nhằm đơn giản hóa việc triển khai và giúp tiêu chuẩn dễ hiểu, dễ áp dụng hơn. Ngoài ra, tiêu chuẩn mới tập trung hơn vào khả năng phục hồi và sự tin tưởng của khách hàng và đối tác trong mọi tình huống không mong muốn.

Các yêu cầu chính của ISO 22301:2019 bao gồm:
- Bối cảnh của tổ chức: Xác định các yếu tố nội bộ và bên ngoài, các bên liên quan và phạm vi của hệ thống BCMS để làm rõ các yêu cầu về quản lý kinh doanh liên tục.
- Sự lãnh đạo: Lãnh đạo cần xác định chính sách, phân bổ nguồn lực và tạo động lực cho CBNV trong việc thực hiện BCMS.
- Hoạch định: Xác định rủi ro và cơ hội, xây dựng mục tiêu liên tục kinh doanh liên tục và lập kế hoạch thực hiện. Công tác hoạch định giúp chuẩn bị các phương án nhằm giảm thiểu rủi ro và tăng cường khả năng phục hồi.
- Hỗ trợ: Quản lý các nguồn lực, đảm bảo năng lực và nâng cao nhận thức của CBNV, duy trì các thông tin và tài liệu cần thiết cho BCMS nhằm đảm bảo tất cả các nguồn lực cần thiết luôn sẵn sàng trong quá trình quản lý liên tục.
- Thực hiện: Triển khai các kế hoạch kinh doanh liên tục và quy trình quản lý sự cố đã được thiết lập. Các quy trình này bao gồm quy trình ứng phó khẩn cấp, duy trì hoạt động và khôi phục các hoạt động sau sự cố.
- Đánh giá kết quả thực hiện: Giám sát và đánh giá hiệu quả của BCMS thông qua các cuộc đánh giá nội bộ và xem xét của lãnh đạo. Đánh giá giúp phát hiện các điểm cần cải thiện và đảm bảo BCMS đáp ứng mục tiêu.
- Cải tiến: Thực hiện hành động khắc phục và cải tiến liên tục BCMS để đảm bảo tính hiệu quả và khả năng thích ứng của hệ thống. Điều này bao gồm các biện pháp để khắc phục các sự cố và ngăn ngừa tái diễn, đảm bảo BCMS phát triển liên tục.

ISO 22301:2019 mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho tổ chức, doanh nghiệp như:
+) Ở góc độ hoạt động kinh doanh:
- hỗ trợ cho các mục tiêu chiến lược của tổ chức;
- tạo lợi thế cạnh tranh;
- bảo vệ và nâng cao uy tín và sự tin cậy cho tổ chức;
- xây dựng khả năng thích ứng của tổ chức;
+) Ở góc độ tài chính:
- giảm thiểu rủi ro về pháp lý và tài chính;
- giảm chi phí trực tiếp và gián tiếp do việc gián đoạn;
+) Ở góc độ các bên quan tâm:
- bảo vệ sinh mạng, tài sản và môi trường;
- xem xét mong đợi của các bên quan tâm;
- mang lại lòng tin vào khả năng thành công của tổ chức;
+) Đối với các quá trình nội bộ của tổ chức:
- nâng cao khả năng duy trì hiệu lực trong quá trình gián đoạn;
- chứng tỏ việc kiểm soát chủ động các rủi ro một cách hiệu lực và hiệu quả;
- giải quyết những điểm yếu trong hoạt động của tổ chức.

Áp dụng và chứng nhận ISO 22301:2019 không chỉ giúp tổ chức, doanh nghiệp đảm bảo tính liên tục trong hoạt động, ổn định và khả năng phục hồi mà còn tăng cường hiệu quả quản lý rủi ro, tạo sự khác biệt cạnh tranh, bảo vệ tài sản, nhân sự và danh tiếng, đồng thời đáp ứng mong đợi của các bên liên quan và tối ưu hóa quy trình nội bộ trong thị trường đầy biến động.
 
II. LỢI ÍCH CỦA CHỨNG NHẬN GIC

+) Được công nhận quốc tế: GIC là tổ chức chứng nhận được thừa nhận toàn cầu, với các dấu công nhận uy tín từ những tổ chức hàng đầu như CPSC (Mỹ), UKAS (Anh), JAS-ANZ (Úc - New Zealand), SAAS (SAI), VICAS (Việt Nam), SAC (Singapore), CNAS (Trung Quốc) và nhiều tổ chức khác. Chứng nhận của GIC không chỉ mang lại sự tin cậy trên phạm vi quốc gia mà còn có giá trị quốc tế, được Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF) và Hiệp hội Công nhận Châu Á - Thái Bình Dương (APAC) thừa nhận, giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường và tăng cường uy tín toàn cầu.

+) Dịch vụ chứng nhận chất lượng cao, chi phí cạnh tranh: GIC Việt Nam cung cấp các dịch vụ chứng nhận theo tiêu chuẩn khắt khe của Châu Âu và Bắc Mỹ, đảm bảo rằng các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu quốc tế. Bên cạnh chất lượng dịch vụ vượt trội, GIC còn đưa ra mức chi phí hợp lý và cạnh tranh, giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí mà vẫn đạt được sự công nhận quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi để tham gia vào các thị trường lớn và phát triển bền vững.
 
Quý khách hàng có nhu cầu chứng nhận ISO 22301:2019, vui lòng liên hệ:
 
GIC VIỆT NAM
12F, 14 Láng Hạ Building, Quận Ba Đình, Hà Nội
Tel: 024.6275 2268, Fax: 024.6275 2269, Email: tuandm@gicvn.vn
VP tại TP. Hồ Chí Minh: R502, 160 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Tel: 028.39307936

Hệ thống quản lý

Chứng nhận sản phẩm

  • Chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn

    Đảm bảo sản phẩm, hàng hóa đáp ứng yêu cầu về tính năng, an toàn, khả năng vận hành, tính ổn định...
  • Chứng nhận hợp quy

    Xác nhận SPHH tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) do cơ quan chức năng quy định.
  • CE Marking

    Xác nhận sản phẩm bán tại thị trường Khu vực Kinh tế Châu Âu đáp ứng các yêu cầu cao về an toàn, sức khỏe và bảo vệ môi trường.

Phương pháp cải tiến

  • Chứng nhận 5S

    5S tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp và xây dựng môi trường làm việc năng động, sáng tạo, hiệu quả.
  • Lean Manufacturing

    Lean giúp tối ưu hóa quá trình sản xuất bằng cách loại bỏ lãng phí và nâng cao giá trị cho khách hàng.
  • KPIs

    KPI là thước đo định lượng để đánh giá mức độ đạt được mục tiêu của doanh nghiệp, nhóm hoặc cá nhân.

Phát triển bền vững

Huấn luyện, đào tạo