Dịch vụ

Phát triển bền vững

Kiểm kê và báo cáo khí nhà kính theo ISO 14064-1:2018

ISO 14064-1:2018 là tiêu chuẩn quốc tế về quản lý khí nhà kính, giúp các doanh nghiệp đo lường, quản lý và báo cáo phát thải khí nhà kính (GHG) một cách hệ thống và minh bạch. Tiêu chuẩn do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) ban hành nhằm cung cấp hướng dẫn chi tiết cho các doanh nghiệp trong việc xác định, định lượng và báo cáo lượng phát thải trực tiếp và gián tiếp. Qua việc kiểm kê khí nhà kính, doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về tác động môi trường, xây dựng chiến lược giảm thiểu phát thải hiệu quả, đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, đồng thời nâng cao uy tín với các bên liên quan.

Khí nhà kính (KNK) như CO₂, CH₄, N₂O và các khí fluorinated, là những tác nhân chính gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu do khả năng giữ nhiệt trong bầu khí quyển. Các nguồn phát thải chủ yếu bao gồm đốt nhiên liệu hóa thạch trong công nghiệp và giao thông, chăn nuôi và sử dụng các hệ thống làm lạnh. Hiện tượng này làm gia tăng nhiệt độ trung bình trên toàn cầu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái và điều kiện sống.

Kiểm kê khí nhà kính là hoạt động thu thập thông tin, số liệu về các nguồn phát thải khí nhà kính, tính toán lượng phát thải khí nhà kính, hấp thụ khí nhà kính trong một phạm vi xác định và trong một năm cụ thể theo phương pháp và quy trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành (Khoản 9 Điều 3 Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn).

Theo Điều 5 Nghị định số 06/2022/NĐ-CP, các cơ sở thuộc danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Tại Quyết định số 13/2024/QĐ-TTg ngày 13 tháng 08 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ: Ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính, các lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính gồm:
I. Năng lượng: 1. Công nghiệp sản xuất năng lượng; 2. Tiêu thụ năng lượng trong công nghiệp, thương mại, dịch vụ và dân dụng; 3. Khai thác than; 4. Khai thác dầu và khí tự nhiên
II. Giao thông vận tải: 1. Tiêu thụ năng lượng trong giao thông vận tải.
III. Xây dựng: 1. Tiêu thụ năng lượng trong ngành xây dựng; 2. Các quá trình công nghiệp trong sản xuất vật liệu xây dựng.
IV. Các quá trình công nghiệp: 1. Sản xuất hóa chất; 2. Luyện kim; 3. Công nghiệp điện tử; 4. Sử dụng sản phẩm thay thế cho các chất làm suy giảm tầng ô-dôn; 5. Sản xuất và sử dụng các sản phẩm công nghiệp khác.
V. Nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất: 1. Chăn nuôi; 2. Lâm nghiệp và thay đổi sử dụng đất; 3. Trồng trọt; 4. Tiêu thụ năng lượng trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; 5. Các nguồn phát thải khác trong nông nghiệp.
VI. Chất thải: 1. Bãi chôn lấp chất thải rắn; 2. Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp sinh học; 3. Thiêu đốt và đốt lộ thiên chất thải; 4. Xử lý và xả thải nước thải.

Chi tiết Danh mục các cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính hiệu lực từ 01/10/2024 (Theo Quyết định số 13/2024/QĐ-TTg ngày 13 tháng 8 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ) xem tại đây: Quyết định số 13/2024/QĐ-TTg

Quá trình kiểm kê khí nhà kính theo ISO 14064-1:2018 được chia thành các bước chính sau:
1. Xác định phạm vi kiểm kê: Phát thải được chia thành ba phạm vi:
- Phạm vi 1: Phát thải KNK trực tiếp từ các nguồn nằm trong rang giới kiểm soát của doanh nghiệp: Đốt nhiên liện cho thiết bị cố định; Đốt nhiên liện cho thiết bị di động; Đốt nhiên liện cho phương tiện giao thông; Đốt sinh khối, Rò rỉ KNK; Phát thải từ bể phốt; Hệ thống xử lý nước thải; Quản lý, sử dụng đất, trồng trọt, chăn nuôi.
- Phạm vi 2: Phát thải KNK gián tiếp qua năng lượng nhập khẩu: Tiêu thụ điện năng; Tiêu thụ năng lượng khác (hơi, nhiệt, lạnh, khí nén,...).
- Phạm vi 3: Phát thải KNK gián tiếp khác (từ các nguồn nằm ngoài ranh giới kiểm soát của doanh nghiệp).
2. Thu thập dữ liệu: Ghi nhận tiêu thụ nhiên liệu, điện, nước và các tài nguyên khác từ các nguồn phát thải đã xác định.
3. Tính toán lượng phát thải: Sử dụng công thức và hệ số phát thải từ các tổ chức uy tín như IPCC để tính toán tổng lượng khí nhà kính.
4. Lập báo cáo: Trình bày tổng lượng phát thải của từng loại khí và từng nhóm và có thể kiểm tra bởi bên thứ ba để đảm bảo minh bạch và độ chính xác.
5. Theo dõi và cập nhật: Thực hiện kiểm kê định kỳ để điều chỉnh quy trình và nâng cao hiệu quả quản lý khí nhà kính.

Cấu trúc Báo cáo kiểm kê khí nhà kính gồm các nội dung cơ bản sau:
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ RANH GIỚI  HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
CHƯƠNG 2: PHẠM VI KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH
CHƯƠNG 3: ĐỊNH LƯỢNG KHÍ NHÀ KÍNH
CHƯƠNG 4: XÁC MINH
CHƯƠNG 5: CHIẾN LƯỢC GIẢM THIỂU KHÍ NHÀ KÍNH
CHƯƠNG 6: QUẢN LÝ BÁO CÁO
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng nhận diện các nguồn phát thải khí nhà kính
Phụ lục 2: Bảng quản lý hệ số phát thải
Phụ lục 3: Bảng quản lý dữ liệu hoạt động
Phụ lục 4: Bảng đánh giá độ không đảm bảo đo

Hoạt động kiểm kê khí nhà kính mang lại nhiều lợi ích, không chỉ cải thiện tính minh bạch và uy tín doanh nghiệp mà còn đáp ứng các yêu cầu pháp lý. Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, giảm lãng phí và xây dựng danh tiếng phát triển bền vững trên thị trường toàn cầu. Hoạt động này còn thúc đẩy chuyển đổi sang nguồn năng lượng tái tạo và công nghệ sạch nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực lên khí hậu và hướng tới một nền kinh tế xanh bền vững.

Quý khách hàng có nhu cầu kiểm kê và báo cáo phát thải khí nhà kính theo Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ, vui lòng liên hệ:

GIC VIỆT NAM
12F, 14 Láng Hạ Building, Quận Ba Đình, Hà Nội
Tel: 024.6275 2268, Fax: 024.6275 2269, Email: tuandm@gicvn.vn
VP tại TP. Hồ Chí Minh: R502, 160 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Tel: 028.39307936

Chia sẻ:
Vui lòng liên hệ qua các địa chỉ bên cạnh hoặc gửi thông tin theo mẫu dưới đây. Trân trọng!
Chú ý: Dấu (*) các trường bắt buộc phải nhập vào. Quý vị có thể gõ chữ tiếng Việt không dấu hoặc chữ tiếng Việt có dấu theo chuẩn UNICODE (UTF-8). 

Hệ thống quản lý

Chứng nhận sản phẩm

  • Chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn

    Đảm bảo sản phẩm, hàng hóa đáp ứng yêu cầu về tính năng, an toàn, khả năng vận hành, tính ổn định...
  • Chứng nhận hợp quy

    Xác nhận SPHH tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) do cơ quan chức năng quy định.
  • CE Marking

    Xác nhận sản phẩm bán tại thị trường Khu vực Kinh tế Châu Âu đáp ứng các yêu cầu cao về an toàn, sức khỏe và bảo vệ môi trường.

Phương pháp cải tiến

  • Chứng nhận 5S

    5S tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp và xây dựng môi trường làm việc năng động, sáng tạo, hiệu quả.
  • Lean Manufacturing

    Lean giúp tối ưu hóa quá trình sản xuất bằng cách loại bỏ lãng phí và nâng cao giá trị cho khách hàng.
  • KPIs

    KPI là thước đo định lượng để đánh giá mức độ đạt được mục tiêu của doanh nghiệp, nhóm hoặc cá nhân.

Phát triển bền vững

Huấn luyện, đào tạo