Dự án áp dụng Đào tạo trong công nghiệp (TWI) tại các doanh nghiệp ngành công nghiệp
Triển khai Dự án "Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngành công nghiệp" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 604/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2012, Bộ Công Thương đã giao Công ty TNHH GIC Việt Nam thực hiện nhiệm vụ “Áp dụng mô hình Đào tạo trong công nghiệp (TWI) đối với doanh nghiệp ngành công nghiệp” trong 2 năm 2019-2020.
Các nội dung chính của nhiệm vụ bao gồm:
1- Tổ chức 05 hội thảo tập huấn, hướng dẫn về áp dụng Đào tạo trong công nghiệp (TWI) cho các doanh nghiệp ngành công nghiệp tại miền Bắc, miền Nam và miền Trung.
2- Khảo sát và lựa chọn 30 doanh nghiệp ngành công nghiệp phù hợp yêu cầu tham gia áp dụng Đào tạo trong công nghiệp TWI.
3- Triển khai áp dụng TWI tại 30 doanh nghiệp gồm các nội dung: đánh giá thực trạng, xác định phạm vi dự án; đào tạo, huấn luyện JI, JM, JR; tổng kết dự án tại doanh nghiệp
4- Chia sẻ kinh nghiệm áp dụng TWI qua: báo in, báo hình và các dạng tài liệu truyền thông khác; tổ chức Hội thảo khoa học báo cáo kết quả và giới thiệu các kết quả điển hình và báo cáo tổng kết/ báo cáo tóm tắt nhiệm vụ.
Giới thiệu về TWI
Đào tạo trong công nghiệp (Training Within Industry - TWI) là phương pháp nâng cao kỹ năng huấn luyện cho cán bộ giám sát, tổ trưởng, nhóm trưởng, quản đốc… Mô hình này được hình thành và phát triển tại Mỹ cùng với quá trình phát triển phong trào nâng cao năng suất lao động, sau đó TWI được phổ biến ra các nước Châu Âu, Nhật Bản và nhiều nước trên thế giới. Các nước này đã nhanh chóng ứng dụng mô hình này ở cấp độ quốc gia và phổ biến áp dụng trong các doanh nghiệp. TWI đã được các công ty Nhật Bản áp dụng để xây dựng một văn hóa làm việc chính xác, tận tụy với công việc, luôn có tinh thần cải tiến và phối hợp trong công việc một cách tốt nhất.
TWI bao gồm ba chương trình huấn luyện cơ bản gồm Chương trình huấn luyện kỹ năng chỉ dẫn công việc (Job Instruction – JI), Chương trình huấn luyện kỹ năng cải tiến phương pháp làm việc (Job Method - JM) và Chương trình huấn luyện kỹ năng cải tiến quan hệ công việc (Job Relation - JR).
a) Chương trình huấn luyện kỹ năng chỉ dẫn công việc (JI):
Đây là chương trình cung cấp cho các cấp quản lý giám sát các công việc phải tuân thủ khi tiến hành đào tạo nhân viên, đặc biệt là cách chỉ dẫn công việc. Việc ứng dụng những kỹ năng này giúp đạt được những lợi ích sau:
- Rút ngắn thời gian đào tạo từ đó loại bỏ việc phải đào tạo lại nhân viên mới;
- Cải tiến và chuẩn hóa hệ thống quy trình làm việc;
- Xây dựng/ chuẩn hóa hệ thống đào tạo trong doanh nghiệp;
- Chuẩn hóa tay nghề nhân viên theo cách làm tốt nhất;
- Giảm sản phẩm khuyết tật, sản phẩm làm lại và phế phẩm;
- Giảm tỉ lệ tai nạn, tạo môi trường làm việc an toàn hơn;
- Giảm hư hỏng dụng cụ, thiết bị…;
- Giảm sự lệ thuộc vào thợ lành nghề, nhân viên kinh nghiệm lâu năm;
- Gia tăng sự hài lòng trong công việc của nhân viên.
b) Chương trình huấn luyện kỹ năng cải tiến phương pháp làm việc (JM):
Chương trình cung cấp cho các cấp quản lý giám sát tư duy cải tiến theo một phương pháp chuẩn mực. Kết quả đạt được khi các giám sát áp dụng kỹ năng này trong thực tế là:
- Chuẩn hóa hệ thống quy trình dựa trên thực hành tốt nhất của các nhân viên lâu năm kinh nghiệm hay thợ lành nghề;
- Xây dựng văn hóa cải tiến liên tục từ các nhân viên kinh nghiệm, thợ lành nghề và các cấp quản lý giám sát như là một phần tất nhiên trong nhiệm vụ của người quản lý và không mong đợi được trả thêm tiền;
- Tận dụng hiệu quả hơn nguồn lực, máy móc và nguyên vật liệu có sẵn để tăng năng suất, chất lượng, giảm chi phí;
- Đặc biệt là giảm tối đa sự phụ thuộc vào chuyên gia cải tiến bên ngoài từ việc xây dựng được đội ngũ chuyên gia cải tiến nội bộ là các cấp giám sát.
c) Chương trình huấn luyện kỹ năng cải tiến quan hệ công việc (JR):
Chương trình này cung cấp cho các cấp quản lý giám sát nền tảng chuẩn mực để xây dựng mối quan hệ đoàn kết, hợp tác và ngăn ngừa các vấn đề có thể nảy sinh trong quản lý nhân viên tại nơi làm việc. Chương trình đồng thời cung cấp phương pháp giải quyết vấn đề để hướng tới đạt mục tiêu trong mối quan hệ. Các vấn đề thường gặp trong doanh nghiệp như:
- Mâu thuẫn, xung đột giữa các cá nhân hay đội nhóm;
- Thiếu tinh thần hợp tác và hỗ trợ nhau;
- Các nội qui không được tuân thủ đúng mực;
- Nhân viên không quan tâm;
- Nhân viên mất hứng thú, không cẩn trọng trong công việc;
- Mối quan hệ xấu giữa nhân viên mới và nhân viên hiện hữu;
- Sự hài lòng của nhân viên đối với công ty và các cấp quản lý.
Lợi ích áp dụng TWI
- Giảm thời gian đào tạo công nhân viên;
- Tăng tính phối hợp, hợp tác trong công việc;
- Nâng cao khả năng đáp ứng sự thỏa mãn của khách hàng;
- Tăng kỹ năng giải quyết công việc;
- Tăng năng suất lao động.
Doanh nghiệp quan tâm áp dụng mô hình TWI vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH GIC Việt Nam
Địa chỉ: 305B, 22 Láng Hạ Building, Hà Nội
Liên hệ: Nguyễn Thị Thu (Ms.) - Tel: 0979181160 / 0936364528
Email: thunt@gicvn.vn / natuan@gicvn.vn
Triển khai Dự án "Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngành công nghiệp" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 604/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2012, Bộ Công Thương đã giao Công ty TNHH GIC Việt Nam thực hiện nhiệm vụ “Áp dụng mô hình Đào tạo trong công nghiệp (TWI) đối với doanh nghiệp ngành công nghiệp” trong 2 năm 2019-2020.
Các nội dung chính của nhiệm vụ bao gồm:
1- Tổ chức 05 hội thảo tập huấn, hướng dẫn về áp dụng Đào tạo trong công nghiệp (TWI) cho các doanh nghiệp ngành công nghiệp tại miền Bắc, miền Nam và miền Trung.
2- Khảo sát và lựa chọn 30 doanh nghiệp ngành công nghiệp phù hợp yêu cầu tham gia áp dụng Đào tạo trong công nghiệp TWI.
3- Triển khai áp dụng TWI tại 30 doanh nghiệp gồm các nội dung: đánh giá thực trạng, xác định phạm vi dự án; đào tạo, huấn luyện JI, JM, JR; tổng kết dự án tại doanh nghiệp
4- Chia sẻ kinh nghiệm áp dụng TWI qua: báo in, báo hình và các dạng tài liệu truyền thông khác; tổ chức Hội thảo khoa học báo cáo kết quả và giới thiệu các kết quả điển hình và báo cáo tổng kết/ báo cáo tóm tắt nhiệm vụ.
Giới thiệu về TWI
Đào tạo trong công nghiệp (Training Within Industry - TWI) là phương pháp nâng cao kỹ năng huấn luyện cho cán bộ giám sát, tổ trưởng, nhóm trưởng, quản đốc… Mô hình này được hình thành và phát triển tại Mỹ cùng với quá trình phát triển phong trào nâng cao năng suất lao động, sau đó TWI được phổ biến ra các nước Châu Âu, Nhật Bản và nhiều nước trên thế giới. Các nước này đã nhanh chóng ứng dụng mô hình này ở cấp độ quốc gia và phổ biến áp dụng trong các doanh nghiệp. TWI đã được các công ty Nhật Bản áp dụng để xây dựng một văn hóa làm việc chính xác, tận tụy với công việc, luôn có tinh thần cải tiến và phối hợp trong công việc một cách tốt nhất.
TWI bao gồm ba chương trình huấn luyện cơ bản gồm Chương trình huấn luyện kỹ năng chỉ dẫn công việc (Job Instruction – JI), Chương trình huấn luyện kỹ năng cải tiến phương pháp làm việc (Job Method - JM) và Chương trình huấn luyện kỹ năng cải tiến quan hệ công việc (Job Relation - JR).
a) Chương trình huấn luyện kỹ năng chỉ dẫn công việc (JI):
Đây là chương trình cung cấp cho các cấp quản lý giám sát các công việc phải tuân thủ khi tiến hành đào tạo nhân viên, đặc biệt là cách chỉ dẫn công việc. Việc ứng dụng những kỹ năng này giúp đạt được những lợi ích sau:
- Rút ngắn thời gian đào tạo từ đó loại bỏ việc phải đào tạo lại nhân viên mới;
- Cải tiến và chuẩn hóa hệ thống quy trình làm việc;
- Xây dựng/ chuẩn hóa hệ thống đào tạo trong doanh nghiệp;
- Chuẩn hóa tay nghề nhân viên theo cách làm tốt nhất;
- Giảm sản phẩm khuyết tật, sản phẩm làm lại và phế phẩm;
- Giảm tỉ lệ tai nạn, tạo môi trường làm việc an toàn hơn;
- Giảm hư hỏng dụng cụ, thiết bị…;
- Giảm sự lệ thuộc vào thợ lành nghề, nhân viên kinh nghiệm lâu năm;
- Gia tăng sự hài lòng trong công việc của nhân viên.
b) Chương trình huấn luyện kỹ năng cải tiến phương pháp làm việc (JM):
Chương trình cung cấp cho các cấp quản lý giám sát tư duy cải tiến theo một phương pháp chuẩn mực. Kết quả đạt được khi các giám sát áp dụng kỹ năng này trong thực tế là:
- Chuẩn hóa hệ thống quy trình dựa trên thực hành tốt nhất của các nhân viên lâu năm kinh nghiệm hay thợ lành nghề;
- Xây dựng văn hóa cải tiến liên tục từ các nhân viên kinh nghiệm, thợ lành nghề và các cấp quản lý giám sát như là một phần tất nhiên trong nhiệm vụ của người quản lý và không mong đợi được trả thêm tiền;
- Tận dụng hiệu quả hơn nguồn lực, máy móc và nguyên vật liệu có sẵn để tăng năng suất, chất lượng, giảm chi phí;
- Đặc biệt là giảm tối đa sự phụ thuộc vào chuyên gia cải tiến bên ngoài từ việc xây dựng được đội ngũ chuyên gia cải tiến nội bộ là các cấp giám sát.
c) Chương trình huấn luyện kỹ năng cải tiến quan hệ công việc (JR):
Chương trình này cung cấp cho các cấp quản lý giám sát nền tảng chuẩn mực để xây dựng mối quan hệ đoàn kết, hợp tác và ngăn ngừa các vấn đề có thể nảy sinh trong quản lý nhân viên tại nơi làm việc. Chương trình đồng thời cung cấp phương pháp giải quyết vấn đề để hướng tới đạt mục tiêu trong mối quan hệ. Các vấn đề thường gặp trong doanh nghiệp như:
- Mâu thuẫn, xung đột giữa các cá nhân hay đội nhóm;
- Thiếu tinh thần hợp tác và hỗ trợ nhau;
- Các nội qui không được tuân thủ đúng mực;
- Nhân viên không quan tâm;
- Nhân viên mất hứng thú, không cẩn trọng trong công việc;
- Mối quan hệ xấu giữa nhân viên mới và nhân viên hiện hữu;
- Sự hài lòng của nhân viên đối với công ty và các cấp quản lý.
Lợi ích áp dụng TWI
- Giảm thời gian đào tạo công nhân viên;
- Tăng tính phối hợp, hợp tác trong công việc;
- Nâng cao khả năng đáp ứng sự thỏa mãn của khách hàng;
- Tăng kỹ năng giải quyết công việc;
- Tăng năng suất lao động.
Doanh nghiệp quan tâm áp dụng mô hình TWI vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH GIC Việt Nam
Địa chỉ: 305B, 22 Láng Hạ Building, Hà Nội
Liên hệ: Nguyễn Thị Thu (Ms.) - Tel: 0979181160 / 0936364528
Email: thunt@gicvn.vn / natuan@gicvn.vn