Báo cáo ESG (Environmental - Môi trường, Social - Xã hội và Governance - Quản trị) là tài liệu công bố thông tin về các hoạt động và cam kết của doanh nghiệp về vấn đề môi trường, trách nhiệm xã hội và quản trị doanh nghiệp. Báo cáo giúp doanh nghiệp minh bạch hơn trong việc thể hiện những nỗ lực đóng góp cho phát triển bền vững, đồng thời đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư, cơ quan quản lý và người tiêu dùng. ESG không chỉ tập trung vào các yếu tố phát triển bền vững mà còn chú trọng đến những tác động phi tài chính và thể hiện sự cam kết của doanh nghiệp đối với các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs).
Sự quan tâm ngày càng gia tăng từ cơ quan quản lý, nhà đầu tư và người tiêu dùng đối với vấn đề phát triển bền vững đã thúc đẩy nhiều doanh nghiệp công bố báo cáo về trách nhiệm xã hội và tính bền vững, đặc biệt là về các yếu tố liên quan đến môi trường, xã hội và quản trị (ESG). Nhà đầu tư có xu hướng ưu tiên lựa chọn các doanh nghiệp thể hiện cam kết mạnh mẽ về ESG, trong khi cơ quan quản lý đặt ra các tiêu chuẩn để bảo vệ lợi ích cộng đồng. Đồng thời, người tiêu dùng cũng có xu hướng ủng hộ các thương hiệu thể hiện sự quan tâm đến các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs).
Hiện nay, số lượng báo cáo ESG được công bố bởi các công ty niêm yết tăng đáng kể, tuy nhiên vẫn chưa có tiêu chuẩn hay quy định bắt buộc về nội dung, cấu trúc và thông tin trong báo cáo. Điều này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khá linh hoạt trong cách diễn đạt để thể hiện hiệu quả hoạt động ESG của mình.
Sự quan tâm ngày càng gia tăng từ cơ quan quản lý, nhà đầu tư và người tiêu dùng đối với vấn đề phát triển bền vững đã thúc đẩy nhiều doanh nghiệp công bố báo cáo về trách nhiệm xã hội và tính bền vững, đặc biệt là về các yếu tố liên quan đến môi trường, xã hội và quản trị (ESG). Nhà đầu tư có xu hướng ưu tiên lựa chọn các doanh nghiệp thể hiện cam kết mạnh mẽ về ESG, trong khi cơ quan quản lý đặt ra các tiêu chuẩn để bảo vệ lợi ích cộng đồng. Đồng thời, người tiêu dùng cũng có xu hướng ủng hộ các thương hiệu thể hiện sự quan tâm đến các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs).
Hiện nay, số lượng báo cáo ESG được công bố bởi các công ty niêm yết tăng đáng kể, tuy nhiên vẫn chưa có tiêu chuẩn hay quy định bắt buộc về nội dung, cấu trúc và thông tin trong báo cáo. Điều này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khá linh hoạt trong cách diễn đạt để thể hiện hiệu quả hoạt động ESG của mình.
Cách diễn đạt trong báo cáo ESG có thể phản ánh trung thực các đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp hoặc được điều chỉnh theo hướng tạo ấn tượng có lợi cho doanh nghiệp. Đã có một số nghiên cứu về "cách diễn đạt tích cực bất thường" - là việc doanh nghiệp sử dụng những ngôn từ lạc quan hơn mức bình thường, vượt xa thực tế nhằm che giấu các rủi ro ESG tiềm ẩn. Cách diễn đạt này có thể làm cho các bên liên quan, bao gồm cả nhà đầu tư hiểu sai về tình trạng ESG thực sự của doanh nghiệp.
Kết quả từ một số phân tích cho thấy có mối liên hệ rõ ràng giữa cách diễn đạt tích cực bất thường trong báo cáo ESG và rủi ro ESG của doanh nghiệp trong tương lai. Các doanh nghiệp áp dụng chiến lược này thường phải đối mặt với rủi ro cao hơn về lâu dài khi các vấn đề ESG thực tế nảy sinh.
Trên thực tế, các yếu tố như sự quan tâm của các chuyên gia phân tích và mức độ phủ sóng truyền thông có thể giảm bớt tác động tiêu cực của cách diễn đạt tích cực bất thường. Cụ thể:
- Vai trò của chuyên gia phân tích: Các chuyên gia phân tích thị trường và doanh nghiệp đóng vai trò trung gian truyền tải thông tin, giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về tình hình thực tế của doanh nghiệp. Khi số lượng chuyên gia phân tích theo dõi một doanh nghiệp tăng, họ có thể phát hiện các dấu hiệu bất thường trong cách diễn đạt của báo cáo ESG và điều chỉnh đánh giá, tạo áp lực để doanh nghiệp minh bạch hơn.
- Vai trò của truyền thông: Truyền thông đóng vai trò giám sát, làm tăng tính minh bạch của thông tin ESG. Khi có sự quan tâm từ truyền thông, doanh nghiệp có động lực lớn hơn để công khai các thông tin thực tế về hoạt động ESG, hạn chế việc sử dụng cách diễn đạt tích cực quá mức nhằm che giấu các vấn đề.
Chuyên gia phân tích giúp thông tin từ doanh nghiệp minh bạch và trung thực hơn
Cách diễn đạt tích cực bất thường trong báo cáo ESG được cho là có mối liên hệ chặt chẽ nhất đối với rủi ro về môi trường trong tương lai, còn rủi ro liên quan đến xã hội và quản trị ít có sự gắn kết. Điều này cho thấy các doanh nghiệp thường sử dụng cách diễn đạt tích cực để che giấu các vấn đề môi trường nhiều hơn so với các khía cạnh xã hội và quản trị. Trường hợp các rủi ro ESG liên quan đến môi trường được các cơ quan quản lý đưa ra, thì mối liên hệ giữa cách diễn đạt tích cực quá mức trong báo cáo ESG của doanh nghiệp và rủi ro môi trường trở nên dễ nhận thấy hơn. Lý do là vì cơ quan quản lý thường áp dụng các tiêu chuẩn kiểm soát chặt chẽ đối với báo cáo môi trường, làm các doanh nghiệp khó che giấu rủi ro môi trường hơn so với các báo cáo hoặc thông tin qua truyền thông, khi mà quy trình kiểm soát có thể ít nghiêm ngặt hơn.
Mối liên hệ giữa cách diễn đạt tích cực bất thường và rủi ro ESG rõ ràng hơn ở các doanh nghiệp được yêu cầu công bố báo cáo ESG theo quy định bắt buộc so với các doanh nghiệp tự nguyện. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp tuân thủ theo hướng dẫn của Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu (GRI), mối liên hệ giữa cách diễn đạt tích cực và rủi ro ESG trở nên rõ nét hơn cho thấy việc áp dụng GRI có thể nhằm mục đích quản lý hình ảnh hơn là thực sự cải thiện hiệu quả ESG.
Trên cơ sở phân tích đánh giá, một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của cách diễn đạt trong báo cáo ESG có thể được cân nhắc như sau:
- Đặt ra các quy định cụ thể và bắt buộc về nội dung báo cáo ESG để ngăn chặn việc doanh nghiệp sử dụng cách diễn đạt tích cực nhằm che giấu rủi ro thực tế. Việc chuẩn hóa về nội dung và cách thông tin sẽ hạn chế mức độ linh hoạt quá mức trong cách diễn đạt của doanh nghiệp.
- Khuyến khích chuyên gia phân tích và truyền thông tham gia giám sát và báo cáo các vấn đề liên quan đến ESG. Việc tham gia này sẽ tạo áp lực buộc doanh nghiệp minh bạch hơn và giảm thiểu việc sử dụng cách diễn đạt tích cực bất thường để che giấu rủi ro.
- Việc tuân thủ hướng dẫn GRI cần đi kèm với các biện pháp kiểm soát chất lượng báo cáo để đảm bảo tính trung thực và nhất quán trong cách diễn đạt. Các công ty kiểm toán và chuyên gia phân tích cũng cần chú ý đánh giá ngôn ngữ trong báo cáo nhằm ngăn chặn việc sử dụng ngôn từ tích cực quá mức.
Cách diễn đạt trong báo cáo ESG đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhận thức của các bên liên quan về cam kết của doanh nghiệp đối với phát triển bền vững và quản trị trách nhiệm xã hội. Tuy nhiên khi ngôn ngữ tích cực bị lạm dụng để tạo ấn tượng sai lệch có thể che giấu các rủi ro tiềm ẩn, dẫn đến những hệ quả lâu dài cho cả doanh nghiệp và nhà đầu tư. Để giảm thiểu các tác động tiêu cực này, các giải pháp như chuẩn hóa nội dung báo cáo, tăng cường giám sát từ chuyên gia và truyền thông, cùng với kiểm soát chặt chẽ trong việc tuân thủ các hướng dẫn như GRI là rất cần thiết.
Xây dựng và duy trì báo cáo ESG trung thực, minh bạch không chỉ đáp ứng kỳ vọng của các bên liên quan mà còn giúp doanh nghiệp quản lý rủi ro hiệu quả, bảo vệ danh tiếng và gia tăng tính bền vững trong chiến lược dài hạn.
GIC Việt Nam