1- Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF) và Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) vừa mới ban hành Tuyên bố yêu cầu về những kết quả phải đạt được khi chứng nhận ISO 22000. Mục đích của tuyên bố này là thúc đẩy sự quan tâm chung về an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung ứng bằng việc đảm bảo đáp ứng các yêu cầu cụ thể. Việc đáp ứng những yêu cầu này sẽ giúp nâng cao giá trị của chứng nhận an toàn thực phẩm đối với tất cả các bên liên quan.
2- Đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 (FSMS) do các tổ chức chứng nhận thực hiện nhằm mang lại niềm tin về an toàn thực phẩm ở tất cả các công đoạn trong chuỗi cung ứng. Doanh nghiệp được chứng nhận ISO 22000 có tiềm năng thu hút khách hàng mới và khả năng thâm nhập vào các thị trường yêu cầu cao về an toàn thực phẩm.
3- Kết quả phải đạt được khi chứng nhận ISO 22000
“Doanh nghiệp được chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 phải chứng minh là đang duy trì hợp lý các chương trình tiên quyết (PRPs) và kiểm soát mối nguy đáng kể đối với an toàn thực phẩm, các quá trình và môi trường làm việc liên quan đến sản xuất thực phẩm để đảm bảo với khách hàng rằng thực phẩm là an toàn.”
Đặc biệt, doanh nghiệp phải chứng minh về những cam kết sau:
a) Đảm bảo rằng thực phẩm, các sản phẩm/dịch vụ liên quan đến thực phẩm do doanh nghiệp cung cấp là an toàn đối với người tiêu dùng theo mục đích sử dụng dự định.
b) Xác định các vấn đề bên trong và bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm và giải quyết các nguy cơ và cơ hội liên quan.
c) Tuân thủ các yêu cầu về an toàn thực phẩm theo luật định và chế định được áp dụng.
d) Đáp ứng các yêu cầu của khách hàng liên quan đến an toàn thực phẩm đã được hai bên thỏa thuận.
e) Truyền thông một cách hiệu quả các vấn đề về an toàn thực phẩm tới các bên có liên quan trong chuỗi thực phẩm.
f) Liên tục cải thiện sự thích hợp, tính đầy đủ và hiệu lực của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS).
2- Đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 (FSMS) do các tổ chức chứng nhận thực hiện nhằm mang lại niềm tin về an toàn thực phẩm ở tất cả các công đoạn trong chuỗi cung ứng. Doanh nghiệp được chứng nhận ISO 22000 có tiềm năng thu hút khách hàng mới và khả năng thâm nhập vào các thị trường yêu cầu cao về an toàn thực phẩm.
3- Kết quả phải đạt được khi chứng nhận ISO 22000
“Doanh nghiệp được chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 phải chứng minh là đang duy trì hợp lý các chương trình tiên quyết (PRPs) và kiểm soát mối nguy đáng kể đối với an toàn thực phẩm, các quá trình và môi trường làm việc liên quan đến sản xuất thực phẩm để đảm bảo với khách hàng rằng thực phẩm là an toàn.”
Đặc biệt, doanh nghiệp phải chứng minh về những cam kết sau:
a) Đảm bảo rằng thực phẩm, các sản phẩm/dịch vụ liên quan đến thực phẩm do doanh nghiệp cung cấp là an toàn đối với người tiêu dùng theo mục đích sử dụng dự định.
b) Xác định các vấn đề bên trong và bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm và giải quyết các nguy cơ và cơ hội liên quan.
c) Tuân thủ các yêu cầu về an toàn thực phẩm theo luật định và chế định được áp dụng.
d) Đáp ứng các yêu cầu của khách hàng liên quan đến an toàn thực phẩm đã được hai bên thỏa thuận.
e) Truyền thông một cách hiệu quả các vấn đề về an toàn thực phẩm tới các bên có liên quan trong chuỗi thực phẩm.
f) Liên tục cải thiện sự thích hợp, tính đầy đủ và hiệu lực của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS).
GIC Việt Nam