GIỚI THIỆU

Chính sách đảm bảo tính khách quan


1- GIC Việt Nam đảm bảo tính khách quan trong hoạt động chứng nhận ở tất cả các cấp chức năng sau: Hoạch định chiến lược và đề ra các chính sách về chứng nhận; quá trình đánh giá; quyết định về chứng nhận.

2- Đảm bảo tính khách quan ở cấp chiến lược và chính sách:

a) GIC Việt Nam thiết lập và duy trì Hội đồng Chứng nhận GIC Việt Nam bao gồm đại diện những người có lợi ích liên quan để định hướng và giám sát các hoạt động chứng nhận của GIC Việt Nam.

b) Thành phần Hội đồng Chứng nhận thông thường bao gồm các đại diện sau: Đại diện của cơ quan quản lý nhà nước liên quan; đại diện từ tổ chức tư vấn hoặc chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn, đánh giá sự phù hợp; đại diện của khách hàng được chứng nhận; đại diện của những người được hưởng lợi từ việc tổ chức, doanh nghiệp được chứng nhận; đại diện GIC Việt Nam.

c) Hội đồng Chứng nhận GIC Việt Nam tham gia xây dựng các tài liệu liên quan khách hàng chứng nhận như: quy định chung về chứng nhận, thủ tục đánh giá, quá trình quyết định cấp chứng chỉ, thủ tục khiếu nại và quy định về chuẩn mực đối với chuyên gia đánh giá.

3- Đảm bảo tính khách quan trong quá trình đánh giá:

a) Tất cả chuyên gia khi tham gia đánh giá (kể cả các chuyên gia kỹ thuật) đều phải thông báo cho GIC Việt Nam về các mối quan hệ với bên được đánh giá nhằm nhận biết và loại trừ sự không độc lập và thiên vị trong quá trình chứng nhận.

b) Không sử dụng chuyên gia đã tham gia các hoạt động tư vấn tư vấn cho khách hàng được đánh giá.

4- Đảm bảo tính khách quan ở cấp quyết định về chứng nhận:

a) Phụ trách chứng nhận GIC Việt Nam là người có thẩm quyền thẩm xét và quyết định việc cấp chứng chỉ cho các khách hàng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về chứng nhận. Phụ trách chứng nhận không tham gia vào quá trình đánh giá.

b) Trường hợp Phụ trách chứng nhận tham gia vào cuộc đánh giá thì Giám đốc GIC Việt Nam sẽ thay thế để thẩm xét và quyết định việc cấp chứng chỉ.
GIC Việt Nam
Chia sẻ:

Hệ thống quản lý

Chứng nhận sản phẩm

  • Chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn

    Đảm bảo sản phẩm, hàng hóa đáp ứng yêu cầu về tính năng, an toàn, khả năng vận hành, tính ổn định...
  • Chứng nhận hợp quy

    Xác nhận SPHH tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) do cơ quan chức năng quy định.
  • CE Marking

    Xác nhận sản phẩm bán tại thị trường Khu vực Kinh tế Châu Âu đáp ứng các yêu cầu cao về an toàn, sức khỏe và bảo vệ môi trường.

Phương pháp cải tiến

  • 5S Certification

    Chứng nhận 5S
  • Lean Manufacturing

    Lean giúp tối ưu hóa quá trình sản xuất bằng cách loại bỏ lãng phí và nâng cao giá trị cho khách hàng.
  • KPIs

    KPI - Chỉ số hiệu năng chính là thước đo định lượng để đánh giá mức độ hiệu quả của doanh nghiệp, nhóm hoặc cá nhân trong việc đạt được mục tiêu đã đề ra.

Phát triển bền vững

  • Carbon Footprint

    Dấu chân carbon là thước đo quan trọng để đánh giá tác động của con người lên biến đổi khí hậu.
  • GHG

    Kiểm soát và giảm phát thải khí nhà kính góp phần hạn chế biến đổi khí hậu và hiện tượng nóng lên toàn cầu.
  • CSR

    CSR giúp doanh nghiệp tạo dựng uy tín, gia tăng giá trị thương hiệu và góp phần phát triển KT-XH toàn diện.
  • Singapore Green Labelling

    Chứng nhận Nhãn Xanh giúp nhận diện các sản phẩm thân thiện với môi trường và nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp.

Huấn luyện, đào tạo