Trang chủ
Giới thiệu
Dịch vụ
Tin tức
Thông tin
Liên hệ
GIC VN Cấp Chứng Nhận ISO Cho Các Doanh Nghiệp Xử Lý Chất Thải Nguy Hại
Ngày 14 tháng 4 năm 2011, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT, quy định về quản lý chất thải nguy hại. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan nhà nước; tổ chức, cá nhân trong nước hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ liên quan đến việc phát sinh chất thải nguy hại (CTNH), quản lý CTNH trên lãnh thổ Việt Nam.
English Tiếng Việt
Thắng lớn ở thị trường ngoại nhờ “ISO” môi trường

Hàng loạt doanh nghiệp nhờ tổ chức sản xuất theo các quy trình đảm bảo an toàn về môi trường nên đã đưa được hàng vào những thị trường khó tính như Hoa Kỳ, châu Âu.

Cái khó, ló… “ISO”

Kể về lý do tiếp cận với các chứng chỉ môi trường, ông Nguyễn Văn Hồ, Giám đốc Công ty Dệt may Hồng Hà, Thới Tam Thôn, cho biết: “Trong dệt may có khâu phối màu và nhuộm. Trước năm 2007 thì sống cũng khỏe do chúng tôi chủ yếu gia công hàng cho Đài Loan, Philippines. Nhưng năm 2008, khi mà thị trường khủng hoảng thì hàng gia công như chúng tôi hết cửa làm ăn. Khi ấy, anh em làm thương hiệu mới tư vấn đưa hàng qua châu Âu, người ta cũng đang khủng hoảng kinh tế nên đưa hàng về nông thôn thì sống được. Qua một công ty môi giới ở Bình Dương, chúng tôi mời được một doanh nghiệp Pháp. Nhưng khi đi xem dây chuyền sản xuất, họ một đi không trở lại mà chúng tôi không biết nguyên nhân vì sao. Đến khi hỏi công ty trung gian mới biết đối tác Pháp cho biết hàng của họ muốn đưa vào siêu thị thì phải có chứng chỉ môi trường”.

Thông qua một công ty tư vấn về ISO, ông Nguyễn Văn Hồ tìm hiểu về ISO 14000 và thuê tư vấn về xây dựng quy trình. Mất sáu tháng để viết các cam kết bảo vệ môi trường, đào tạo nhân viên có nhận thức tốt về quản lý theo hệ thống và đánh giá kiểm soát chất lượng.

“Bỏ ra hơn 200 triệu đồng nhưng cái được lớn nhất là nhân viên làm việc theo một quy trình, toàn bộ nước thải đã được xử lý đúng quy trình, thậm chí nước xài trong sản xuất cũng được cân đo đong đếm để cứ đến quy trình nhuộm đen của một đội, chúng tôi chỉ mất 12 m3 nước thay vì 17 m3 nước như trước. Chi phí cho xử lý chất thải cũng tiết kiệm được 14 triệu đồng/tháng. Như vậy, chỉ sau hơn một năm là chúng tôi thu hồi đủ vốn bỏ ra để duy trì ISO 14000. Quan trọng hơn là sau đó chúng tôi ký được hợp đồng với chính đối tác Pháp đã từng từ chối chúng tôi”.

Còn ông Nguyễn Phúc Anh, Công ty TNHH Phúc Thành, cho biết công ty ông sản xuất gỗ mỹ nghệ chuyên xuất qua Nhật Bản. Trước đây công ty chỉ sản xuất và mang bán qua trung gian tại phố nội thất Ngô Gia Tự, Ba Tháng Hai (TP.HCM). “Chúng tôi chịu cảnh bị ép giá liên tục vì ở đây họ buôn có bạn bán có phường. Năm 2006, chúng tôi cung cấp đến 20% ghế sofa giả trung cổ cho khu vực này với mỗi chiếc ghế đơn mặt lót dạ, nẹp gỗ nạm vàng giá 1,5 triệu đồng.

Sau này chúng tôi được biết một doanh nghiệp bán lẻ mượn danh của một doanh nghiệp sản xuất nội thất có chứng chỉ đạt tiêu chuẩn về an toàn và sức khỏe người lao động (OHSAS 18001), chứng chỉ hệ thống quản lý rừng (PEFC), COC nên đã xuất được toàn bộ số hàng mua lại của chúng tôi với giá cao hơn 70%. Chỉ đến khi thấy tên ghế có in hình logo của công ty khác thì mới biết họ nẫng hàng của mình” - ông Nguyễn Phúc Anh tâm sự.

Thua trên sân nhà vì tội môi trường

“Chúng tôi vừa tìm hiểu về chứng chỉ GAP (chứng chỉ nuôi, trồng sạch) xong và bên tư vấn nói có thể làm cấp chứng chỉ trong một năm, nếu công ty chúng tôi quyết tâm thì bảy tháng có thể có chứng chỉ. Trước đây, hợp tác xã rau của chúng tôi chỉ có thể vào mấy cửa hàng rau sạch của Bình Dương chứ chưa vào hệ thống như Co.op Mart được. Một lần chúng tôi bị một hợp tác xã ở Tiền Giang qua mặt khi xuất củ sả sang Hoa Kỳ, trong khi hàng của chúng tôi tốt hơn vì chúng tôi liên tục được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Dương tập huấn về các tiêu chí, phương thức rau sạch tận ruộng” - ông Triệu Văn Huân, HTX rau Thái Hòa (Thủ Dầu Một, Bình Dương), cho biết.

Trao đổi với chúng tôi, ông Đổng Vĩ Hùng, Giám đốc sản xuất Công ty Nông sản Bắc Phương, thị xã Thủ Dầu Một, tiếc rẻ: “Công ty chúng tôi sơ chế tinh khoai mì xuất sang Trung Quốc. Cho đến khi vùng chuyên canh khoai mì tại Bình Phước và phía nam tỉnh Lâm Đồng phát triển được thì chúng tôi bị ứ sản phẩm lại. Tìm cách xuất qua Nhật thì thiếu hàng loạt chứng chỉ như ISO 14000, SA 8000 nên bị lỗ tới cả chục tỉ đồng, chưa kể chi phí lưu kho, xử lý môi trường. Ông Hùng cũng cho biết thêm, trước khi ông làm giám đốc, công ty bị PC36 xử phạt vì hệ thống sản xuất chất thải quá tải và bị bêu trên báo. Vì vậy công ty đã bị lỡ mất một cơ hội hợp tác với nhóm doanh nhân Hoa Kiều tại Hoa Kỳ sang tìm hiểu đầu tư tại Bình Dương năm 2008.

(Nguồn Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh - 30/1/2010)

 

Thay Đổi Đối Với ISO/IEC 27001:2022  
28/4 - Ngày Thế Giới Về An Toàn Và Sức Khỏe Tại Nơi Làm Việc  
Tuyên Bố Của ISO Và IAF Về Các Yêu Cầu Phải Đạt Khi Chứng Nhận ISO 22000  
TWI - Công Cụ Nâng Cao Kỹ Năng Làm Việc Của NLĐ  
GIC Được Chỉ Định Là TCCN An Toàn Mạng Tại Singapore  
Thông Báo Thay Đổi Logo Và Mẫu Chứng Chỉ Của GIC  
GIC Việt Nam Thông Báo Lịch Nghỉ Tết Nguyên Đán 2022  
Thông Báo Thay Đổi Địa Chỉ Văn Phòng Giao Dịch GIC Việt Nam Tại Hà Nội  
Áp Tiêu Chuẩn Quốc Gia 'Ngăn' Hiện Tượng Nhũng Nhiễu Của Công Chức  
Thông Báo Lịch Hoạt Động Trong Dịp Tết Nguyên Đán 2021  
Copyright © 2009 GIC Viet Nam. All rights reserved. Designed & Developed by emsvn.com